Inception

Thử tưởng tượng có một cái máy cho phép nhiều người cùng chia sẻ một giấc mơ. Giấc mơ sẽ kết thúc và mình tỉnh thức khi mình chết trong giấc mơ ấy. Nếu sở hữu máy đó mình có thể thấy được tiềm thức của bất cứ ai mình cùng chia sẻ giấc mơ qua cái máy này. Và không chỉ dừng ở đó, mình còn có thể cấy tư tưởng vào người khác!

Continue reading “Inception”

Liberia, cơ hội bỏ lỡ

Nếu có ai nhắc đến tên nước này chắc nhiều người còn không rõ nó ở đâu, châu lục nào. Thật vậy, Liberia có diện tích chỉ bằng 1 phần 3 nước Việt Nam, và dân số không quá 3 triệu rưỡi, tức chỉ trên dưới một nửa dân số Sài Gòn, nằm cạnh biển phía Đông châu Phi, có cùng biên giới với Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) mà ai xem World Cup 2010 chắc cũng biết. Một nước bé nhỏ và nằm ở lục địa đen đã không tạo chú ý đối với mình mỗi lần nghe truyền thông nhắc đến tên nước này. Nhưng rồi một lần mình nghe báo đài nói nước này được thành lập bởi những người nô lệ da đen ở Mỹ sau khi họ được trả tự do hơn 1 thế kỹ rưỡi trước đã lay động óc hiếu kỳ trong mình. Cám ơn các trang bách khoa toàn thư mở trên mạng, mình có dịp tìm hiểu lịch sử nước này.

Continue reading “Liberia, cơ hội bỏ lỡ”

Ngày của Khôi

2 giờ sáng thứ 7, ngày 29 tháng 5, Cúc bị đau bụng và bắt đầu mất ngủ đến sáng. Gọi cho bác sỹ và được khuyên nên đến bệnh viện kiểm tra. Sáng 7 giờ mình và Cúc đến bệnh viện. Y tá kiểm tra và bảo Cúc đã nở được 2cm và đang trên đà tiến triển tốt cho việc sanh em bé. Và vì lúc đó chưa phải là giờ sanh nên được cho về. Hôm đó, cả 2 đi ăn bao bụng Tàu và về nhà dọn dẹp nhà cửa bình thường.

Continue reading “Ngày của Khôi”

Tây Sơn Hào Kiệt

Đây là tên một bộ phim truyền hình nhiều tập vừa mới bắt đầu chiếu trong nước về triều đại ngắn ngủi Tây Sơn hơn 200 năm trước. Người ta nói nhiều đến giá trị khơi dậy lòng yêu nước sâu sắc qua những chiến thắng hào hùng của Nguyễn Huệ trong bộ phim này, nhưng trong bài viết này mình hãy gác qua những cảm xúc đó và thử  ôn lại lịch sử  giai đoạn này, từ 1771 đến 1801 để hiểu thêm và hy vọng nhớ được vài kiến thức về đất nước mình, mà trong thời buổi hiện đại mình cho là quan trọng hơn lòng yêu nước đơn điệu với mấy điệp ngữ  chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa, Rạch Gầm Xoài Mút được nhắc đi nhắc lại.

Continue reading “Tây Sơn Hào Kiệt”

Giấy tờ xưa của bố

Hôm nọ về Cleveland mình có dịp scan một số hình cho vào máy tính rồi đưa lên website này. Đây không phải là những hình bình thường chụp gần đây mà là những giấy tờ xưa, trong đó đa số là hình của bố. Như một cuộc chạy đua vô vọng, trong khi hình ảnh bố đang chìm dần sau màn sương mù thời gian thì mình lại tìm thêm được một vài phác họa rõ hơn về bố qua những tấm hình này.

Continue reading “Giấy tờ xưa của bố”

Ông bà ngoại

Nếu ông ngoại mình còn sống với con cháu ngày hôm nay thì bây giờ ông đã 102 tuổi. Ông mất 13 năm về trước, khi ông 89 tuổi, quá xa cái tuổi thất thập cổ lai hi. So với các vua chúa ngày xưa trong hơn một ngàn năm các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì ông ngoại thọ ngang với chúa Nguyễn Hoàng, được xem là thọ nhất. Bài blog tóm tắt lịch sử Việt Nam của TraiLang cũng có ghi chi tiết này. Ngày ông ngoại mất, ai cũng mong bà ngoại sống thọ được như ông. Ước mong khá xa vời bởi bà ngoại nhỏ hơn ông ngoại đến 11 tuổi. Thế mà 13 năm trôi qua, bà ngoại vẫn đồng hành cùng con cháu trên mặt đất này. Mỗi năm trôi qua là bà lại lập một kỷ lục mới. Mình viết vài dòng về cuộc đời ông bà ngoại trong này xem như để nhớ đến ông ngoại và chúc thọ bà ngoại. Viết trước khi trí nhớ chìm vào lòng đất.

Continue reading “Ông bà ngoại”

Ngô Văn Hùng

Ông sinh khoảng năm 1924, 1925, quê Phủ Lý, Hà Nam. Năm 1956, ông làm phó trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, tiền thân ngành Chiến Tranh Chính Trị, với cấp bậc Đại Úy. Hơi ngạc nhiên là 20 năm sau đó, năm 1975, ông chỉ lên được 2 lon đến cấp Trung Tá. Một năm sau, mùa hè năm 1976, trên chuyến tàu lửa ra Bắc “học tập cải tạo”, vào lúc 2 giờ trưa ngày 14 tháng 6, một người trên tàu la lớn “Ngô Văn Hùng chết rồi!” Ông Hùng chính là em họ con chú con bác của bà nội mình, là cậu họ của bố.

Continue reading “Ngô Văn Hùng”

Ăn sáng với Socrates

Hôm nọ trên chuyến bay từ  Cleveland về lại Florida, do không ngủ được nên mình vớ lấy tờ tạp chí trên máy bay xem lướt qua. Đây là dạng tạp chí nửa thông tin, nửa quảng cáo với những bài phóng sự về sự phát triển của một thành phố nào đó hay vẻ đẹp lộng lẫy và tiện ích của một khách sạn nào đó được viết bởi phòng thương mại hay chủ khách sạn. Đấy là người ta trả tiền để được viết bài đăng lên báo. Hình thức là thông tin mà nội dung là quảng bá cho thương hiệu hay sản phẩm của mình. Cứ tưởng loại bài viết như thế sẽ rất nghèo nàn, không ngờ lần này mình đọc được một bài viết hay và muốn dịch một trích đoạn cho vào trong này. Đây là bài viết giới thiệu một cuốn sách đã được xuất bản do chính tác giả  – Robert Smith – viết với mục đích quảng bá đứa con tinh thần của mình và có tựa sách chính là tựa bài blog này.

Continue reading “Ăn sáng với Socrates”

Người Việt đầu tiên đến Mỹ

Người đầu tiên trong họ Nguyễn Hoàng mình đến nước Mỹ có lẽ là ông Sơn, con cụ Lý, cháu nội cụ Khánh. Chính xác ông qua Mỹ năm nào mình không biết, nhưng đoán là vào khoảng giữa thập kỷ 60 thế kỷ trước. Ông qua Mỹ du học và trở về Việt Nam làm việc sau đó. Đến năm 1975, cả gia đình cụ Lý lên tàu rời quê hương sang Mỹ, trở thành gia đình đầu tiên trong họ đến định cư Mỹ. Đó là họ nhà mình, còn nhìn rộng ra cả nước, mình tự hỏi ai là người Việt đầu tiên đến Mỹ?

Continue reading “Người Việt đầu tiên đến Mỹ”

người Việt ở Mỹ

Hôm nay nhân ngày lễ Martin Luther King, công ty Cox mình làm cho mọi người được nghỉ 1 ngày, rảnh rỗi nên mình viết vài hàng về cộng đồng người Việt ở Mỹ mà gia đình mình ở bên này là một bộ phận. Trong số người Việt ở nước ngoài thì số người Viêt ở Mỹ chiếm gần một nửa, với con số khoảng 1 triệu 7 trên tổng số gần 4 triệu. Mấy tháng nữa, sau khi cục Thống Kê dân số Mỹ hoàn thành khảo sát bản đồ dân số trên toàn nước Mỹ, theo định kỳ 10 năm một lần, thì mình sẽ có được con số cập nhật và chính xác hơn.

Continue reading “người Việt ở Mỹ”