Nội dung
Các Triều đại Việt Nam là bài viết tóm tắt các triều đại, vua, chúa, các thủ lãnh, các thế lực bảo hộ ngoại bang có ảnh hưởng lớn trong một giai đoạn lịch sử trị vì nước Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng cho đến hết triều đại nhà Nguyễn và tiếp nối các chế độ chính trị sau thời kỳ phong kiến cho tới nay. Có rất nhiều triều đại được cho là không đúng bản chất vì nhiều lý do. Chúng tôi hy vọng với sự khái quát theo diễn tiến thời gian của các triều đại, các thế hệ tầng lớp cai trị…, để mọi người có thể tham khảo và bàn luận thêm.
Bài tổng hợp có thể còn những điểm chưa được hoàn thiện rất mong được sự góp ý của quý độc giả, mọi ý kiến chỉnh sửa cho bài viết vui lòng comment phía dưới bài viết hoặc email qua địa chỉ email:baiviet@vinhanonline.com
HỒNG BÀNG & VĂN LANG: (Khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 3 trước CN)
THUỘC TÂY HÁN : (Thế kỷ 2 trước CN đến năm 25)
Các vua nhà Triệu là người Hán, không phải người Việt. THUỘC ĐÔNG HÁN: (25 – 226)
THUỘC ĐÔNG NGÔ: (220 – 265)
THUỘC LƯỠNG TẤN : (265 – 420) THUỘC NAM BẮC TRIỀU : (420 – 589) NHÀ LÝ & NHÀ TRIỆU : (541-602)
THUỘC TÙY : (602 – 617) THUỘC ĐƯỜNG : (618 – 907)
THUỘC NGŨ ĐẠI : (907 – 938) NHÀ KHÚC (Tĩnh Hải Tiết độ sứ): (905 – 939)
NHÀ NGÔ : (939 – 967)
Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.
LOẠN 12 SỨ QUÂN NHÀ ĐINH : (968 – 980)
NHÀ TIỀN LÊ : (980 – 1010)
NHÀ LÝ : (1010 – 1225)
Lý Chiêu Hoàng là Nữ vương duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. NHÀ TRẦN : (1225 – 1400)
NHÀ HỒ : (1400 – 1407)
NHÀ HẬU TRẦN : (1407 – 1414)
THUỘC MINH : (1407-1427)
NHÀ LÊ : (1428 – 1788)
NAM BẮC TRIỀU Bắc Triều – Nhà Mạc : (1527 – 1593)
Từ đời Mạc Kính Chỉ, con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng, tồn tại cho đến năm 1677 mới bị diệt hẳn: Nam Triều – Lê Trung Hưng (1533 – 1788)
TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH – Lê Trung Hưng (Trên Danh Nghĩa)
– Chúa Trịnh: (1545 – 1787)
– Chúa Nguyễn: (1600 – 1802)
NHÀ TÂY SƠN : (1788 – 1802)
NHÀ NGUYỄN : (1802 – 1945)
PHÁP THUỘC: (1858 – 1945) CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG: NAM BẮC: (1954 – 1975) – Việt Nam Cộng Hòa Tổng Thống:
– Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa: VIỆT NAM: (1975 – NAY) – Danh sách Tổng bí thư Đảng qua các thời kỳ. – Danh sách Chủ tịch nước qua các thời kỳ. – Danh sách Thủ tướng chính phủ qua các thời kỳ. |
Thống kê
Nếu không tính Hùng Vương là thời kỳ huyền sử còn nhiều nghi vấn, có thể đưa ra các thống kê về vua Việt Nam và các triều đại Việt Nam như sau (không tính các thời Bắc thuộc)[1]:
Về các vua
- Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 – 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức
- Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 – 1945)
- Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 – 1127), thứ đến Hậu Lê Hiển tông Duy Diêu: 47 năm (1740 – 1786).
- Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức: 3 ngày (1883)
- Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224).
- Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)
- Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 – 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 – 1613)
- Yểu thọ nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 – 1675)
- Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)
- Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 – 1225), vợ vua Trần Thái tông Cảnh (1226 – 1258).
- Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)
Về các triều đại
- Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 – 1527 và 1533 – 1788).
- Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 – 1407).
- Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 14 vua.
- Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.
- Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).
- Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua.
Thái thượng hoàng
Thái thượng hoàng gọi tắt là thượng hoàng, ngôi vị mang nghĩa là “vua bề trên” trong triều. Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa. Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất là nhà Trần với 9 thượng hoàng. Thông thường thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông. Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều. Danh sách cụ thể các thượng hoàng trong Lịch sử Việt Nam như sau:
Triều đại | Thái thượng hoàng | Nắm quyền | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|
Nhà Lý | Lý Huệ Tông | 1224-1226 | Bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lên làm thượng hoàng và đi tu ở chùa Chân Giáo. | ||
Nhà Trần | Trần Thái Tổ | 1225-1234 | Cha của Trần Thái Tông – vua đầu tiên nhà Trần. Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua nhưng được tôn làm thượng hoàng do có con làm vua. | ||
Nhà Trần | Trần Thái Tông | 1259-1277 | Thượng hoàng thời Trần Thánh Tông. | ||
Nhà Trần | Trần Thánh Tông | 1278-1293 | Thượng hoàng thời Trần Nhân Tông. | ||
Nhà Trần | Trần Nhân Tông | 1294-1308 | Thượng hoàng thời Trần Anh Tông. | ||
Nhà Trần | Trần Anh Tông | 1308-1320 | Thượng hoàng thời Trần Minh Tông. | ||
Nhà Trần | Trần Minh Tông | 1329-1357 | Thượng hoàng thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Thượng hoàng nắm quyền lâu nhất (29 năm). | ||
Nhà Trần | Trần Nghệ Tông | 1372-1394 | Thượng hoàng thời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông. Thượng hoàng cao tuổi nhất (52 tuổi) và thọ nhất (74 tuổi). | ||
Nhà Trần | Trần Thuận Tông | 1398-1399 | Thượng hoàng thời Trần Thiếu Đế. Thượng hoàng yểu nhất (22 tuổi). | ||
Nhà Hồ | Hồ Quý Ly | 1401-1407 | Thượng hoàng thời Hồ Hán Thương. | ||
Nhà Hậu Trần | Giản Định Đế | 1409 | Thượng hoàng thời Trùng Quang Đế. Thượng hoàng nắm quyền ngắn nhất (4 tháng). | ||
Nhà Mạc | Mạc Thái Tổ | 1530-1541 | Thượng hoàng thời Mạc Thái Tông và Mạc Hiến Tông. | ||
Nhà Hậu Lê | Lê Thần Tông | 1643-1649 | Thượng hoàng thời Lê Chân Tông Duy Hưu, sau khi con mất sớm lại làm vua lần thứ hai. Việc này do chúa Trịnh sắp đặt. | ||
Nhà Hậu Lê | Lê Hy Tông | 1705-1716 | Thượng hoàng thời Lê Dụ Tông. | ||
Nhà Hậu Lê | Lê Dụ Tông | 1729-1731 | Thượng hoàng thời Hôn Đức Công Lê Duy Phường. | ||
Nhà Hậu Lê | Lê Ý Tông | 1740-1758 | Thượng hoàng thời Lê Hiển Tông. Thượng hoàng trẻ nhất (22 tuổi). |
(theo http://www.vinhanonline.com) Tâm Nghĩa
vay la co nien bieu de tra khao o trong day roi. great!