Giới thiệu về Google Analytics

Google Analytics (viết tắt là GA) là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web. Nó là sản phẩm được các nhà Marketing trong giới Internet dùng để đối chọi lại với giới webmaster và giới kỹ thuật trong khi nền công nghiệp phân tích web đang ngày càng phát triển.

Giới thiệu về Google Analytics – Khổng minh trực tuyến

Google Analytics là một dịch vụ giúp bạn theo dõi website của mình một cách đầy đủ. Điều đó rất có ích với các webmaster vì nhờ những kết quả thu lượm được bạn có thể đưa ra những chiến lược khác nhau cho việc phát triển website của mình. Xét về tính năng, uy tín cũng như độ tin cậy, dịch vụ này không hề thua kém bất cứ một dịch vụ trả phí nào.

Vậy Google Analytics làm được gì? Nó cung cấp cho bạn hơn 80 các loại báo cáo khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn làm cách nào khách thăm quan tìm thấy website của bạn, họ quan tâm tới những gì, họ gặp khó khăn gì khi sử dụng… Với những báo cáo này, bạn sẽ thu được những thông tin bổ ích về khách thăm quan của bạn, từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn cho việc phát triển nội dung cũng như dịch vụ của website. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về các báo cáo cơ bản nhất được cung cấp bởi Google Analytics.

Sau khi bạn đã thực hiện một số bước đơn giản để thêm tracking code vào website của bạn thì Google sẽ bắt đầu thu thập thông tin, và một hai ngày sau thông tin được thu thập sẽ bắt đầu được tổng hợp vào các báo cáo cho bạn.

Bạn có thể xem chi tiết hàng ngày hoặc hàng tuần, tháng

  • Số người truy cập mỗi ngày
  • Số trang web họ đã xem
  • Số người quay lại trang web
  • Thời gian trung bình viewer xem trang web
  • Viewer chuyển từ trang nào đến website của bạn, đến từ nơi nào trên thế giới, phiên bản phần mềm flash, có kích hoạt java, có kích hoạt javascript, chế độ màn hình, viewer sử dụng hệ điều hành gì
  • và rất nhiều thông tin khác…

Các thông tin đều được thể hiện một cách rõ ràng dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, và bạn có thể trích xuất nó ra thành tập tin xml, txt để xem offine trên máy tính. Với những tính năng tuyệt vời, độ ổn định cao, Google Analytis quả là một dịch vụ đáng để các webmaster lưu tâm.

Giao diện của Google Analytics gồm có 2 phần:

Analytics Settings: để quản lý danh sách các website.
View Reports: để nhận báo cáo từ việc theo dõi website.

Đăng ký và sử dụng

Việc đăng ký và sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ việc vào địa chỉ www.google.com/analytics và đăng nhập với tài khoản Google của mình. Sau khi đăng nhập, giao diện của Google Analytics sẽ hiện ra. Nếu chưa thiết lập theo dõi một website nào thì bạn bấm vào đường link Add Website Profile tại bảng Website profile để bắt đầu.

Đầu tiên, bạn cần khai báo website cần theo dõi. Ở mục Choose Website Profile Type bạn chọn Add a Profile for a new domain để tạo profile website mới, hoặc chọn Profile for an existing domain để chỉnh sửa profile cũ từ trước. Mục Add a Profile for a new domain, bạn nhập vào tên miền website của mình. Nếu đã thiết lập theo dõi từ trước thì bạn chỉ việc bấm nút Finish để kết thúc và nhận đoạn mã từ Google Analytics. Nếu là lần đầu tiên, bạn sẽ phải khai báo thêm một số thông tin cá nhân nữa.

Về phía website của bạn, bạn cũng cần phải copy đoạn mã từ Google Analytics và chèn vào phía sau thẻ Body của từng trang web nếu nó được làm bằng HTML. Với các trang web động, bạn chỉ cần chèn vào template của trang web mà thôi.

Theo dõi website
Sau khi làm theo các bước như trên, website của bạn đã sẵn sàng được theo dõi. Tại phần Analytics Settings bạn bấm vào tên website cần theo dõi ở mục Website Profiles.

Tại giao diện của mục View Reports bạn sẽ thấy phía bên tay trái là danh mục các kiểu theo dõi, phía bên tay phải là bảng hiện thị chi tiết từng mục. Phần chi tiết được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu rất trực quan. Bạn có thể bấm vào từng mục để xem các thông số. Bạn có thể xem số lượng người ghé thăm website, số lượng người thăm mới, số lượng người tìm thấy website bạn tại bộ máy tìm kiếm, số từ khóa được dùng nhiều nhất để tìm thấy trang web của bạn, v.v… Ở dưới mỗi mục theo dõi còn có phần Help (bằng tiếng Anh) khá dễ hiểu giúp cho bạn có thể tận dung tối đa Google Analytics. Ngoài ra bạn còn có thể xem lại thông số những ngày trước bằng cách bấm vào ngày cần xem trong mục Date Range.

Để in bản theo dõi, bạn bấm vào biểu tượng máy in trên thanh tiêu để của mỗi mục chi tiết. Ở đây cũng có 3 biểu tượng giúp bạn xuất các thông tin thành các tập tin theo 3 dạng văn bản là txt, xml, xls.

Thiết lập bộ lọc
Ngoài các tính năng hữu ích trên, Google còn cung cấp cho bạn một công cụ giúp lọc thông tin trước khi đưa ra cho bạn xem xét. Để sử dụng tính năng này, tại giao diện Analytics Setting hãy bấm vào mục Filter Manager. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các filter mà bạn đã thiết lập. Nếu chưa thiết lập filter nào, bạn bấm vào Add Filter đễ thiết lập 1 filter mới. Ở mục Add Filter, bạn chọn tên filter, kiểu filter (Filter Type) và website mà bạn muốn thiết lập filter.

Google cung cấp cho bạn khá nhiều kiểu filter hữu ích, dưới đây sẽ là sơ lược về từng filter:
Exclude all traffic from a domain: sử dụng bộ lọc này để không nhận các truy cập từ một địa chỉ nào đó như là một ISP chẳng hạn.
Exclude all traffic from an IP address: bộ lọc này sẽ loại trừ mọi truy cập từ một địa chỉ IP nào đó.
Include only traffic to a subdirectory: bộ lọc này sẽ giúp bạn chỉ nhận thông tin từ một subdomain của website.

Ngoài ra còn có mục Custom Filter giúp bạn tùy biến các bộ lọc cho riêng mình:
Exclude: mục này giúp bạn loại bỏ không theo dõi một mục nào đó.
Include: chỉ nhận thông tin trong một mục nhất định và bỏ qua các mục khác.
Lowercase: lọc chữ thường.
Upcase: lọc chữ hoa.
Search and Replace: tìm kiếm và thay thế các chuỗi trong các mục.
Lookup Table: mục này hiện chưa thể sử dụng được.
Advanced: mục này cho phép bạn tùy biến một kiểu lọc cao cấp phù hợp với công việc riêng của mình.

Bảng điều khiển của Google Analytics được thay đổi vào tháng 11 năm ngoái với một giao diện mới cùng với việc cập nhật tính năng tùy biến nâng cao cho các phân đoạn tại Advanced Segments, cho phép người dùng tùy biến với các chọn lựa nâng cao trong việc theo dõi lưu lượng khách ghé thăm trang web của mình.

Ngoài ra, người dùng hiện đã có thể so sánh các thông số với nhau theo thời gian bằng một biểu đồ mới bằng cách chọn mục muốn theo dõi rồi bấm vào nút Visualize.

Dashboard là trang thông tin tóm tắt của các báo cáo khác, bạn có thể tùy biến nội dung của trang Dashboard để nó hiển thị những thông tin bạn quan tâm nhất, ví dụ như lượng khách thăm quan hàng ngày, số lượng trang nội dung đã hiển thị, thời gian một người khách ghé thăm website của bạn là bao lâu…

Như các bạn có thể thấy ở hình 1, tôi có thể theo dõi lượt thăm quan hàng ngày với biểu đồ Visits ở vị trí trên cùng. ở góc dưới bên trái, chỉ với một cái liếc nhìn tôi cũng có thể an tâm với kết quả tối ưu hóa cho các máy tìm kiếm khi 40% lượng khách tới site của tôi là thông qua các trang tìm kiếm như Google, Yahoo…

Những số liệu đáng quan tâm khác cũng đã được sắp xếp để có thể được theo dõi một cách dễ dàng nhất, cho phép bạn đánh giá nhanh tình hình hoạt động của website.

Visitors

Phần Visitors bao gồm những báo cáo thông tin về khách thăm quan website, với báo cáo Visitors Overview bạn sẽ có những thông tin như biểu đồ lượng khách thăm quan, họ đã tới thăm website của bạn bao nhiêu lần, họ đã xem bao nhiêu trang thông tin, thời gian trung bình họ truy cập website của bạn là bao lâu, bao nhiêu người khách lần đầu tiên ghé thăm website của bạn…

Những báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn cả những thông tin sâu hơn như khách thăm quan sử dụng trình duyệt nào, kết nối Internet của họ là loại nào, ADSL hay Cable, độ phân giải màn hình bao nhiêu, họ có sử dụng flash hay javascript hay không…

Tất cả những số liệu được cung cấp thông qua các báo cáo về Visitors có thể được sử dụng để sắp xếp, thiết kế lại website của bạn sao cho phù hợp nhất đối với người dùng. Để mỗi khi ghé thăm website của bạn, họ sẽ thấy một website được thiết kế rất vừa mắt và dễ sử dụng, tránh những thông báo lỗi do bất tương thích.

Traffic Sources


//
//

Với báo cáo thuộc phần Traffic Sources, bạn sẽ biết chính xác lượng khách của mình bắt nguồn từ đâu. 3 nguồn quan trọng nhất là Direct Traffic, khách thuộc nguồn này họ vào thẳng website của bạn bằng cách gõ địa chỉ trực tiếp vào trình duyệt.

Nguồn quan trọng thứ hai là link từ các website khác, bạn có thể xem chi tiết hơn là link từ website nào, từ trang nào trên website đó, được bao nhiêu người dùng nhấn vào link đó, vào ngày nào, tháng nào… Rất có thể từ đó bạn sẽ có thêm một đối tác nữa trong việc phát triển website của mình. Nguồn quan trọng thứ 3 và theo đánh giá chủ quan của tôi thì đây là nguồn quan trọng nhất, khách ghé thăm site của bạn thông qua các máy tìm kiếm như Google hay Yahoo…

Các máy tìm kiếm luôn là những công cụ đắc lực nhất để thu hút khách mới ghé thăm của bạn, nếu bạn biết khai thác nó, trong ví dụ tôi nêu ra, 40% lượng khách ghé thăm website là từ các máy tìm kiếm, và 39% trong số 40% đó là từ các kết quả tìm kiếm Google.

Trong trường hợp của bạn thì có thể khác, nhưng dựa vào những con số này, bạn có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn nhất để tối ưu nội dung website dành cho các máy tìm kiếm, từ đó thu hút thêm khách thăm quan.
Content

Sau tất cả những báo cáo về vấn đề “đối ngoại” thì phần Content sẽ chủ yếu liên quan tới vấn đề “đối nội”. Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên website của bạn, phần nào được khách ghé thăm nhiều nhất, phần nào làm ngắt luồng thông tin của khách.

Sâu hơn nữa, một số báo cáo thuộc phần này còn cho bạn biết được lượng khách thăm quan website đang quan tâm tới vấn đề gì dựa trên các từ khóa tìm kiếm họ đã sử dụng, sau khi tìm thấy thông tin thì họ đã đọc bao nhiêu trang, bao nhiêu lâu trong số các thông tin tìm được, từ đó bạn đánh giá được mức độ hữu ích của các thông tin này.

Một diểm đáng chú ý nữa là nếu một trang thông tin nào đó trở thành exit page (trang cuối cùng khách xem trước khi rời website – BTV) quá nhiều thì bạn cũng nên xem lại xem trang đó liệu có chứa link tới một nơi khác bổ ích hơn hay không, hay là do nội dung trang đó đề cập tới vấn đề nào gây phản cảm… Rất hữu dụng.

Goals

Đây là phần ít được dùng nhất, nhưng lại là phần quan trọng nhất đối với một số người. ở phần này, bạn sẽ có thể tạo lập một số trang “mục tiêu”, và Google Analytics sẽ cho bạn biết bao nhiêu người, làm cách nào, thông qua những trang nào khác… người dùng tới được những trang “mục tiêu” đó.

Ví dụ trong trường hợp một site thương mại điện tử, trang mục tiêu sẽ được thiết lập là trang hiển thị hóa đơn sau khi đã mua hàng. Bạn có thể dựa vào báo cáo này để biết được những người mua hàng của bạn quan tâm tới những gì trước khi mua hàng, từ đó tùy biến nội dung những phần thông tin đó để thu hút thêm nhiều khách mua hàng, nếu khách dừng lại ở trang quy định vận chuyển hàng hóa chẳng hạn, thì chắc chắn là bạn có vấn đề với phương thức vận chuyển của mình.

Bạn cũng có thể dựa vào những báo cáo ở phần Goals này để tính toán phần trăm khách thăm quan đạt tới được trang mục tiêu trong tổng số người ghé thăm website, từ đó tính toán ra một con số gần đúng tỉ lệ thành công của mỗi khách hàng tiềm năng bạn có được thông qua website.
Tổng kết

Với Google analystic, giờ đây bạn đã có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để phát triển website của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *