Ngày nay, nông nghiệp phát triển cho phép chúng ta hoàn toàn có điều kiện để trồng được rau ăn lá, cây ăn quả… trên sân thượng, trong sân vườn trước, sau nhà, ban công… dù diện tích đôi khi chỉ là nửa mét vuông. 🙄
Vườn cải bẹ với những khoảng trồng khác nhau cho rau thường xuyên. |
Trước tác động xấu của lượng thuốc trừ sâu còn vương trên các loại rau trái thì cách trồng mô hình gia đình này cho thực phẩm sạch, an toàn. Trồng cây là cái thú chăm bón, tưới tắm, thấy cây đơm hoa kết trái, phát triển từng ngày, vui thích khi còn tận dụng được những mét vuông hữu ích, và chống thấm được cho mái nhà.
Trong nhà ống hiện nay, ứng dụng mô hình trồng rau quả trên sân thượng tỏ ra có ưu thế bởi nắng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh, còn có nhiều cách thiết kế đẹp, kết hợp được nhiều mảng xanh khác nhau tùy sở thích mà tạo được một không gian thư giãn lý thú, mang lại lợi ích thiết thực cho gia đình. Chính trồng cây trên sân thượng còn là liệu pháp chống thấm, bởi thấm là bệnh “ung thư” trong ngành xây dựng. Nhiều ngôi nhà lấy sân thượng làm nơi trồng cây trực tiếp trên sàn và cả chục năm rồi vẫn không bị thấm. Đây là biện pháp “lấy độc trị độc”. Chính môi trường ẩm ướt đó đã làm mát sàn sân thượng nên kết cấu bê tông không bị co ngót, rạn nứt và thấm. Không chỉ ở sân thượng, tại ban công, sân vườn, dù diện tích hẹp, ít nắng vẫn có thể tạo được một góc xanh xinh xắn, mát mẻ và hữu dụng.
Làm tơi đất rồi san phẳng. | Lấy ngón tay vạch rãnh trên đất. | Gieo hạt theo rãnh đã rạch rồi lấp lên một lớp đất, tưới nước. |
Để đơn giản hóa có thể trồng rau ăn lá bằng khay xốp, khay nhựa hay gỗ, khoảng 0,2 m2/khay với 5 kg hỗn hợp đất dinh dưỡng. Mỗi khay rau có thể thu được 400-700 gam rau sau 1 tháng trồng. Lứa trồng tiếp theo được bổ sung 0,5-1 kg đất dinh dưỡng, tùy chu kỳ sống của mỗi loại rau. Đất dinh dưỡng này sẽ tiếp tục sử dụng trong vòng 4-5 năm mà không cần thay đất, sau đó đưa vào đồng ruộng, sân vườn như chất cải tạo đất.
Với các loại chậu, có thể trồng cây ăn quả và rau dài ngày để bộ rễ có điều kiện phát triển sâu xuống đất. Hiệu quả ứng dụng cũng giống như trồng rau trong những loại khay. Các loại khay chậu sẽ linh hoạt trong việc di chuyển, thay đổi thiết kế vườn rau, dễ dàng chăm sóc, nhẹ nhàng, sạch sẽ và đẹp mắt.
Ngoài ra, còn các mô hình trồng trên các luống biệt lập với đất trong sân vườn hay luống trồng trên sân thượng. Hoặc mô hình giàn di động trên sân và giàn cố định áp tường đã làm tăng đáng kể diện tích trồng rau gấp 2-4 lần. Tùy vào không gian trống có được để thiết kế giàn nhiều tầng. Làm giàn còn có hiệu ứng làm mát và trang trí mảng xanh tươi cho không gian. Hoặc mô hình mái che bằng lưới hoặc bằng plastic sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Vì cây sinh trưởng mạnh, rau đẹp, năng suất cao mà không cần dùng thuốc trừ sâu, không sợ bị úng nước hay bệnh vào mùa mưa.
Hệ đất trồng multi
Xới đất để nước rút tốt, không gây ngập úng. | Tháo nilon trước khi trồng vào chậu. |
Cần có thêm đất để chèn cho cây con vững vàng trong chậu. | Sau khi trồng cần tưới nước ngay để rễ bắt vào môi trường mới. |
Bưởi chỉ 1 m cũng đã cho quả. | Cà tím cho trái sum suê. |
Hệ đất này đáp ứng nhu cầu của người làm vườn, nhất là những người không chuyên nghiệp, thích kiến tạo một không gian xanh cho gia đình, nơi làm việc, khu phố… Dòng sản phẩm đất multi đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp khí hậu Việt Nam để trồng trong khay, chậu, máng, bồn hay luống.
Thành phần chính của hệ multi là giá thể hữu cơ từ bụi xơ dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu ích, bánh dầu lên men… Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân thiện môi trường, không chất độc và vi sinh vật gây hại; hoàn toàn không có đất thật, không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh hóa hóa học.
Hệ multi có 11 sản phẩm riêng được phối trộn khác nhau để tạo nền dinh dưỡng cân đối cho nhiều loại cây trồng; đồng thời có sự kết hợp liên hoàn giữa các sản phẩm với nhau. Ví dụ, đất multi tổng quát, đất cho rau ăn lá, đất rau ăn quả và hoa, đất ăn trái, đất ginut chuyên trồng rau mầm…
Các loại hạt giống, cây giống thường được mọi người sử dụng là các loại cải, dền, rau đay, tần ô, rau muống, mồng tơi, xà lách, bắp cải… bầu, bí đỏ, bí đao, cà chua, cà tím, dưa hấu, dưa leo, dưa gang, đậu bắp, đậu đũa, cô ve, khổ qua, mướp, ớt… quế, tía tô, ngò, kinh giới, hành lá…
Giải pháp mới giúp người dân mua đúng rau sạch
Một nông dân Phước Hải trên ruộng rau an toàn của mình. Ảnh: Ratphuochai.com.vn. |
Thay vì mua rau sạch mà phân vân liệu nó có an toàn thật không, người tiêu dùng đã có thể biết chắc bó rau ấy được gia đình nào trồng ra, nhờ một mô hình kiểm soát chất lượng lần đầu tiên được áp dụng thành công ở Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết hiện nay Việt Nam chỉ mới xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn mà chưa có cách để kiểm soát xem quy trình ấy có được thực hiện đúng hay không. Các khâu canh tác của nông dân không được theo sát, sản phẩm đưa ra thị trường cũng dễ dàng bị người buôn trộn lẫn với rau bẩn, thậm chí nhiều nơi bán rau bẩn dưới mác rau sạch. Khách hàng không có cách gì để biết chắc rau mình mua có an toàn thật không, trừ khi cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra – một việc không thể tiến hành thường xuyên và rộng khắp.
Bà Oanh đã xây dựng một mô hình kiểm soát chất lượng rau an toàn, trong đó từng khâu từ sản xuất đến tiêu thụ đều được giám sát chặt chẽ bằng một quy trình điện tử. Người tiêu dùng sẽ là một chủ thể tham gia vào quá trình đó: Thay vì thụ động do nghi hoặc như hiện nay, họ có thể kiểm tra để biết chắc xuất xứ của rau.
“Từ mã vạch in trên túi rau, người dân có thể tra được ‘lý lịch’ của nó, biết nó trồng ở đâu, bởi nông dân nào. Trên bao bì cũng có những ký hiệu mã hóa được thay đổi thường xuyên giúp tránh tình trạng hàng giả” – tiến sĩ Oanh nói.
Tại hợp tác xã Phước Hải (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu), nơi duy nhất đang áp dụng mô hình mới này, người trồng rau được yêu cầu ghi thường xuyên các thông số như ngày trồng, ngày tưới, tưới cái gì, hiện trạng của rau… và thông tin này được nhập vào hệ thống quản lý điện tử để theo dõi. Hợp tác xã cũng thường xuyên kiểm tra và lấy mẫu thử. Rau từ ruộng được đưa thẳng vào nơi sơ chế, rửa, sục nước ôzon rồi đóng gói, đóng mã vạch trước khi giao hàng.
Thông tin về từng loại rau, từng gia đình trồng rau được cập nhật thường xuyên lên website của hợp tác xã. Trang web cũng cung cấp mã vạch từng loại rau của mỗi hộ để người tiêu dùng có thể tra cứu. Với cách này, các hộ trồng rau buộc phải đảm bảo an toàn cho sản phẩm của mình bởi chất lượng thực sự đi kèm với quyền lợi kinh tế. Mặt khác, họ cũng không có động cơ để gian dối vì việc tiêu thụ rau hoàn toàn do hợp tác xã lo liệu.
Theo tiến sĩ Oanh, nếu tất cả các vùng trồng rau an toàn đều áp dụng cách quản lý trên, nguy cơ rau bẩn bị trà trộn sẽ giảm tối đa. Tuy nhiên, việc phổ biến quy trình cần có sự đầu từ của Nhà nước để chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn cho nông dân. Mặt khác, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ đối với rau an toàn, yêu cầu sản phẩm đưa ra thị trường phải có bao bì nhãn mác ghi rõ xuất xứ, những cơ sở vi phạm sẽ bị phạt.
Trồng rau sạch trong nhà phố
Chỉ cần khéo tận dụng khoảng trống trong nhà như sân thượng, balcon, mái hiên… các bà nội trợ đã có những vườn rau xanh xinh xắn ngay tại nhà.
Thời gian qua, rau kém vệ sinh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường khiến không ít bà nội trợ lo lắng, nên đã hình thành cho mình một thói quen mới: trồng rau sạch tại nhà. Ngoài góp phần tạo ra những bữa ăn ngon, đây còn là hình thức lao động nhẹ nhàng, giúp giảm stress.
Chị Lan, nhà ở quận Bình Thạnh, TP HCM, bộc bạch, nhìn thấy trên tivi, báo đài gần đây liên tục thông tin rau muống trồng ở vùng nhiễm bẩn, mướp đắng thì dùng quá nhiều thuốc trừ sâu,.. “tự dưng tôi cảm thấy rùng mình mỗi khi định mua bó rau ngoài chợ”. Chị quyết định tận dụng khoảng trống trước hiên nhà đặt vào mấy thùng xốp, vài cái rổ nhựa và mua hạt giống xà lách son, rau muống,… về tự trồng. Những bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng hơn vì được thưởng thức rau tươi xanh, lại không sợ ăn phải rau nhiễm bẩn nữa.
Rổ rau xà lách son được tận dụng trồng ngay trước hiên nhà. Ảnh: Lệ Chi |
Bà Thanh, nhà ở chung cư Lý Thường Kiệt, quận 11, cho biết, khoảng hơn 5 tháng nay, bà đã tận dụng khoảng không gian ở ngay balcon để trồng một số loại rau như mồng tơi, xà lách, rau muống… Nhờ vậy mà ngày nào gia đình bà cũng có rau tươi để ăn, lại không sợ bị ngộ độc.
Chị Nga, nhân viên PR của một công ty truyền thông chia sẻ, từ khi chị sinh em bé vì phải đi làm suốt nên hầu như cháu đều do một tay bà nội chăm sóc. Bà hay nấu cháo giã nhuyễn với các loại rau cho bé ăn. Nhưng vì không yên tâm với các loại rau bán ngoài chợ, nghe hàng xóm mách ngoài thị trường đang có bán các loại đất để trồng rau, bà đã tự đi mua về trồng trên sân thượng để lấy rau nấu cháo cho cháu. Từ chỗ chỉ trồng vài chậu đọt ngót, bà đã tận dụng tất cả khoảng trống trong nhà như các chậu cảnh, hàng hiên nhà để trồng các loại rau khác như mồng tơi, bồ ngót… đủ cho cả nhà gồm 5 người ăn.
Những chậu đọt ngót xanh tươi ngay tại nhà giúp bố mẹ rất an tâm cho những bữa ăn của bé. Ảnh: Lệ Chi |
Theo tính toán của chị Mai Lan, quận 3, chi phí đầu tư trồng rau tại nhà hiện chỉ khoảng từ 30.000 đến 100.000 đồng, là đã có rau sạch để ăn. Ví dụ, cứ hai khay bằng xốp kích thước 30 x 50 x 7cm (khoảng 10.000 đồng một khay) cần 30 gram hạt giống rau mầm (giá 5.000-10.000 đồng) và 2 kg đất trồng giá thể Ginut, mỗi kg khoảng 10.000 đồng.
Sau khi trồng khoảng 5-7 ngày là có thể thu hoạch được từ 400 đến 450 gram rau sạch cho bữa ăn của gia đình. Chị LAn cho biết, khi thu hoạch xong, đất còn lại có thể tái sử dụng trồng rau mầm mới hoặc bổ sung phân bón hữu cơ để trồng các loại cây khác, rất tiện và tiết kiệm.
Một số người già hưu trí, thay vì trước kia chỉ trồng cây cảnh để làm thú vui thì giờ đây thêm một niềm vui mới là chăm sóc những khay rau xanh tại nhà.
Bà Tám, quận 10, tủm tỉm kể, vì nghỉ hưu hơn 2 năm nay, suốt ngày loanh quanh trong nhà chăm sóc những chậu cảnh rồi lại không biết làm gì, nên rất chán. Gần cả năm nay, nhờ có những chậu rau muống, cây cà chua, mồng tơi mà bà thấy thời gian trôi qua rất nhanh. “Vừa tạo ra những khoảng xanh cho ngôi nhà lại có thể giúp cho gia đình có những bữa cơm ngon miệng”, bà Tám vui vẻ nói.
Rau xà lách “mơn mởn” trong những thùng xốp được treo cạnh tường rào nhà. Ảnh: Lệ Chi |
Theo đại diện của Công ty Nguyên Nông – Gino, khi trồng rau trong nhà, để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Chẳng hạn, có thể đóng nhiều kệ nhỏ có độ cao khác nhau và trồng rau theo nhóm. Cây ăn trái như cà chua, ớt, chanh… trồng tầng trên cùng; tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muống…; tầng cuối trồng rau mầm trong chậu nhỏ hoặc các loại dây leo như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng nên cách nhau 15-20 cm trở lên.
Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi”, có nguồn dinh dưỡng hữu cơ lâu dài, không chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hoá học, nên cho ra sản phẩm rau sạch và an toàn.
Hiện sản phẩm đất trồng cây do Gino cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi dành cho rau ăn lá; rau ăn quả và hoa( khoảng 10.000 đồng một kg) và giá thể Ginut chuyên trồng rau mầm (với giá thành dao động 10.000 – 12.000 đồng một kg).
Trồng rau sạch tại nhà
Trồng rau tại nhà vừa là một thú giải trí, vừa bổ sung thêm rau trong các bữa cơm. Tận dụng khoảng không gian ở hàng hiên, sân thượng, hay hành lang trong chung cư, bạn cũng có thể có một vườn rau nho nhỏ.
Rau mầm do công ty Gino cung cấp và người mua được hướng dẫn kỹ thuật trồng. Với rau mầm chỉ cần chọn nơi có ánh sáng và tận dụng bất cứ vật dụng nào có độ cao khoảng 10 cm như hộp mút xốp đựng trái cây, máng xối, khay nhựa, thùng nhựa khoét lỗ, chậu đất… là có thể trồng được. Phía dưới dụng cụ đục 3-5 lỗ nhỏ để thoát nước.
Để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Chẳng hạn, bạn có thể đóng nhiều kệ nhỏ có độ cao khác nhau và trồng rau trái theo nhóm. Cây ăn trái như cà chua, ớt, chanh… trồng tầng trên cùng; tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muống…; tầng cuối trồng rau mầm trong chậu nhỏ hoặc các loại dây leo như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng nên cách nhau 15-20 cm trở lên.
Điều kiện duy nhất khi trồng rau trong gia đình là nên trồng trong đất sạch (làm từ mùn cưa , vỏ xơ dừa …), nhẹ có đủ dinh dưỡng. Liều lượng trồng như sau: 40 cm vuông cần 10 g hạt giống và khoảng 350 g đất sạch.
Trồng cây mầm dễ không?
Không khó khăn gì, bạn chỉ cần làm sạch dụng cụ trồng (nhất là với những dụng cụ như bình đựng dầu hôi, thuốc tẩy, hoá chất), cho đất sạch vào dụng cụ và tưới ẩm đều bằng nước sạch. Khi cầm trên tay thấy đất vừa đủ mềm xốp, ẩm tay, nhưng không nhỏ giọt nước là vừa đủ.
Tạo cho bề mặt bằng phẳng, gieo hạt giống, trải đều. Sau đó, phủ lớp đất sạch đã đủ ẩm lên trên bề mặt hạt giống khoảng 1 cm. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển chậu ra ngoài nắng hoặc nơi có nhiều ánh sáng, tránh chỗ mưa trực tiếp.
Tưới nước mỗi ngày, tốt nhất nên nhúng dụng cụ trong nước sạch ngang bề mặt đất vừa đủ ẩm thì lấy ra. Sau 5-7 ngày trồng rau mầm cao 8-12 cm là có thể thu hoạch. Với những loại như rau dền, rau muống, mồng tơi, cải xanh vẫn trồng bình thường nếu muốn nuôi cây lớn thêm (khoảng 20-25 cm). Phần đất còn lại xới đều, nhặt hết chỗ rễ cây còn sót và cho thêm đất sạch để tái sử dụng.
Chi phí
• Khay đựng đất, lần đầu 10.000 – 15.000 đồng/trọn gói/40 cm vuông
• Các lần kế tiếp: 4.000 đồng/lầntrồng/40 cm vuông
• Đất sạch: 3.000 đồng/bịch
• Hạt giống: 3.000 – 8.000 đồng/gói/tuỳ loại.
Nơi cung cấp: Công ty Gino: 11B Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM.