Web 3.0 sẽ làm việc như thế nào |
Nhân bài viết của Ngân về trang web http://nguyenusa.com là web 2.0, lang thang trên internet đọc được bài viết về công nghệ tương lai cho giao tiếp web 3.0. Nhu cầu của con người ngày càng cao hơn, thậm chí con người ngày càng lười hơn nữa với sự giúp sức của công nghệ. – Bạn quyết định đi xem một bộ phim và muốn ăn một thứ gì đó sau khi xem. Trong trường hợp này bạn sẽ khởi động PC, mở trình duyệt web và truy cập vào Google để tìm kiếm các thông tin về rạp hát, rạp chiếu phim và quán ăn. Tiếp đó bạn cần biết bộ phim nào sẽ được trình chiếu trong các rạp chiếu ở gần bạn, khi đó bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian cho việc đọc những chỉ dẫn vắn tắt cho mỗi bộ phim trước khi thực hiện sự lựa chọn của mình. Cũng thêm vào đó, bạn lại muốn xem các quán ăn ngon nào gần với rạp chiếu nhất. Do đó bạn sẽ muốn kiểm tra các bản đánh giá của khách hàng về các quán ăn. Tóm lại, bạn sẽ phải ghé thăm đến hàng nửa tá website trước khi ra khỏi cửa nhà. Một số chuyên gia Internet tin tưởng rằng thế hệ web kế tiếp – web 3.0 sẽ thực hiện các nhiệm vụ giống như việc bạn tìm kiếm các bộ phim, các món ăn tại các quán gần đó được nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thay vì phải thực hiện nhiều tìm kiếm, bạn chỉ cần đánh vào đó một hoặc hai câu phức tạp hơn trong trình duyệt web 3.0, còn lại web sẽ thực hiện toàn bộ các công việc còn lại cho bạn. Cho ví dụ, bạn có thể đánh “Tôi muốn xem một bộ phim hay và sau đó đi ăn tại một nhà hàng ăn ngon. Lựa chọn của tôi là gì?”. Trình duyệt web 3.0 sẽ phân tích sự đáp trả của bạn, tìm kiếm trên Internet những câu trả lời có thể và sau đó trả về kết quả cho bạn. Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Các chuyên gia còn tin tưởng rằng trình duyệt web 3.0 còn có thể thực hiện những công việc giống như một người trợ lý. Khi bạn tìm kiếm trên web, trình duyệt sẽ biết được những gì bạn quan tâm. Càng sử dụng web, trình duyệt càng biết nhiều về bạn và càng ngày bạn cần phải đưa ra các câu hỏi hơn. Cuối cùng là bạn có thể hỏi trình duyệt mở các câu hỏi giống như “Tôi nên đi đâu cho bữa trưa?”. Khi đó trình duyệt sẽ cố vấn cho bạn những gì bạn thích và không thích, lấy địa điểm bạn đang ở và sau đó gợi ý một danh sách các nhà hàng. Để hiểu được web 3.0 làm việc như thế nào, chúng ta cần xem xét một chút về tiến trình phát triển của nó. Con đường đến với web 3.0 Bên ngoài những từ thông dụng Internet và biệt ngữ tạo sự quá độ đối với công chúng, “Web 2.0” có thể được biết đến nhiều nhất. Thậm chí có rất nhiều người đã từng nghe về nó nhưng thực sự số lượng người biết về ý nghĩa của Web 2.0 là không nhiều. Một số người còn cho rằng bản thân thuật ngữ gần như một chuyến đi tiếp thị đã được thiết kế để thuyết phục các nhà đầu tư đầu tư hàng triệu đô la vào các website. Điều này quả thực đúng với thời điểm Dale Dougherty của O’Reilly Media tiếp cận với thuật ngữ, không có định nghĩa rõ ràng. Thậm chí không có bất cứ thỏa thuận nào nếu đó là Web 1.0. YouTube là một ví dụ về Web 2.0 Còn lại những người khác thì cho rằng Web 2.0 là sự thật. Có thể tóm tắt các đặc tính của Web 2.0 gồm:
Hãy coi Web 1.0 như một thư viện. Bạn có thể sử dụng nó như một nguồn chứa các thông tin, tuy nhiên bạn không thể đóng góp hoặc thay đổi các thông tin theo bất cứ cách nào. Trong khi đó Web 2.0 giống như một nhóm bạn lớn và thân quen. Bạn vẫn có thể sử dụng nó để thu thập các thông tin, tuy nhiên còn có thể sử dụng để đóng góp vào các cuộc tham luận và làm cho nó có cảm nhận phong phú hơn. Trong khi vẫn còn rất nhiều người vẫn muốn giữ Web 2.0, thì có một số đã bắt đầu nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đó chính là Web 3.0 sẽ như thế nào. Nó sẽ khác với web mà chúng ta đang sử dụng ngày nay ra sao. Nó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự hay chỉ là huyễn hoặc mà chúng ta sẽ không thể thấy được sự khác nhau? Các chuyên gia nghĩ gì về thế hệ World Wide Web tiếp theo? Những cơ bản của Web 3.0 Các chuyên gia Internet nghĩ Web 3.0 sẽ giống như một người cố vấn cho bạn, người này biết cụ thể mọi thứ về bạn và có thể truy cập vào tất cả các thông tin trên Internet để trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn. Nhiều người so sánh Web 3.0 với một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Trong khi Web 2.0 sử dụng Internet để thực hiện các kết nối giữa người với người thì Web 3.0 sẽ sử dụng Internet để thực hiện các kết nối thông tin. Một số chuyên gia tin tưởng rằng Web 3.0 sẽ thay thế được nền tảng web hiện hành trong khi một số khác lại tin tưởng rằng nó sẽ tồn tại như một mạng riêng biệt. Web 3.0 có thể giúp bạn đơn giản hóa việc lên kế hoạch chuyến đi Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Chúng ta hãy cho rằng bạn đang nghĩ về việc đi nghỉ mát. Khi đó bạn sẽ muốn thăm một số địa điểm mát mã vùng nhiệt đới. Có trong tay một khoản tiền khoảng 3000$ cho chuyến đi. Nơi ở mà bạn muốn ở là một địa điểm đẹp nhưng bạn không muốn mất quá nhiều tiền. Thêm vào đó bạn cũng muốn một chuyến bay với chất lượng tốt. Với công nghệ web hiện đang có, bạn phải thực hiện rất nhiều công việc tìm kiếm để tìm ra các địa điểm tốt nhất. Tiếp đó bạn cần tìm ra các đích đến và quyết định địa điểm nào phù hợp với bạn. Khi đó bạn phải ghé thăm hai hoặc ba site về du lịch và so sánh các chuyến bay cùng với các phòng ở khách sạn. Với tất cả công việc đó, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian cho việc xem toàn bộ các kết quả thu được từ cỗ máy tìm kiếm. Toàn bộ quá trình sẽ mất của bạn đến vài giờ đồng hồ. Theo một số chuyên gia về Internet, với Web 3.0 bạn sẽ có thể thoải mái nghỉ ngơi và cho phép Internet thực hiện tất cả các công việc cho bạn. Bạn có thể sử dụng một dịch vụ tìm kiếm và thu hẹp các tham số về tìm kiếm của mình. Chương trình của trình duyệt sau đó sẽ thu thập, phân tích và hiện các dữ liệu cho bạn theo cách nào đó để bạn có thể so sánh dễ dàng nhất. Có thể thực hiện như vậy vì Web 3.0 có khả năng hiểu các thông tin trên web. Vào thời điểm hiện nay, khi sử dụng cỗ máy tìm kiếm trên web, cỗ máy này không có khả năng hiểu sự tìm kiếm của bạn mà nó chỉ quan sát các website gồm có các từ khóa mà bạn nhập vào. Cỗ máy tìm kiếm không thể mách bảo trang web nào có liên quan với tìm kiếm của bạn. Nó chỉ có thể mách bảo các từ khóa xuất hiện trên trang web. Cho ví dụ, nếu bạn thực hiện một tìm kiếm với thuật ngữ “Saturn” (Sao Thổ), khi đó bạn sẽ nhận được các kết quả của các trang web về hành tinh và một số nhà sản xuất xe ô tô. Một cỗ máy tìm kiếm trong Web 3.0 không chỉ có thể tìm các từ khóa mà bạn cần tìm kiếm mà nó còn thông dịch nội dung trong yêu cầu của bạn. Từ đó sẽ trả về các kết quả thích đáng và gợi ý nội dung khác có liên quan đến thuật ngữ tìm kiếm của bạn. Trong ví dụ đi nghỉ mát của chúng tôi, nếu bạn đã đánh vào đó thuật ngữ “Địa điểm nghỉ mát dưới 3000$” để yêu cầu tìm kiếm thì trình duyệt web 3.0 có thể gộp một danh sách các hành động giải trí ưa thích hoặc các nhà hàng nổi tiếng có liên quan đến các kết quả tìm kiếm. Nó sẽ xử lý toàn bộ Internet như một cơ sở dữ liệu thông tin có sẵn cho bất cứ truy vấn nào. Vậy Web 3.0 thực hiện điều đó như thế nào? Các phương pháp thực hiện của Web 3.0 Chúng tôi cũng như bạn, sẽ không bao giờ biết được công nghệ tương lai sẽ diễn ra chính xác như thế nào. Tuy nhiên trong trường hợp đối với Web 3.0, hầu hết các chuyên gia Internet đều có quan điểm đồng ý về đặc điểm chung của nó. Họ tin tưởng rằng với Web 3.0, người dùng sẽ có một Internet profile duy nhất dựa trên quá trình duyệt của họ. Web 3.0 sẽ sử dụng profile này để thích ứng cảm nhận duyệt web cho mỗi một trường hợp riêng biệt. Điều đó có nghĩa rằng nếu hai người khác nhau đã thực hiện một hành động tìm kiếm trên Internet với cùng các từ khóa trên cùng một dịch vụ thì họ sẽ nhận được các kết quả khác nhau theo profile của mỗi người. Các công nghệ và phần mềm được yêu cầu cho kiểu ứng dụng này vẫn chưa trưởng thành. Các dịch vụ giống như TiVO và Pandora cung cấp các nội dung cá nhân hóa dựa trên đầu vào mà người dùng nhập vào, tuy nhiên cả hai đều dựa vào một phương pháp “trial-and-error” và không tỏ ra hiệu quả như những gì Web 3.0 mong đợi. Quan trọng hơn là cả hai TiVO và Pandora đều có phạm vi hạn chế – các TV show và âm nhạc – ngược lại Web 3.0 lại bao hàm đến toàn bộ thông tin trên Internet. Một số chuyên gia tin tưởng rằng cơ sở của Web 3.0 sẽ là các API (Application Programming Interface). Một API là một giao diện được thiết kế để cho phép các chuyên gia phát triển có thể tạo các ứng dụng nhằm lợi dụng một tập tài nguyên nào đó. Nhiều site Web 2.0 cũng có các API để cho phép các lập trình viên truy cập vào dữ liệu của site. Cho ví dụ, API của Facebook cho phép các chuyên gia phát triển có thể tạo các chương trình sử dụng Facebook như một nền tảng để dàn dựng các game, các đánh giá sản phẩm, các câu đố vui và,… Một xu hướng mà Web 2.0 có thể trợ giúp cho sự phát triển của Web 3.0 là thuật ngữ mashup. Mashup là sự kết hợp của hai hay nhiều ứng dụng trong một ứng dụng đơn lẻ. Cho ví dụ, một chuyên gia phát triển có thể kết hợp một chương trình để cho phép người dùng của họ có thể đánh giá các nhà hàng thông qua Google Maps. Ứng dụng mashup mới này không chỉ có thể hiện các đánh giá về nhà hàng mà còn có thể bản đồ hóa chúng để người dùng có thể xem được cả địa điểm của nhà hàng. Một số chuyên gia Internet tin rằng việc tạo các mashup như vậy sẽ rất dễ dàng trong Web 3.0 để từ đó bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Các chuyên gia khác lại nghĩ rằng Web 3.0 sẽ bắt đầu hoàn toàn mới mẻ. Thay cho việc sử dụng HTML với tư cách là một ngôn ngữ viết mã cơ bản, nó sẽ dựa vào một số ngôn ngữ nào đó (chưa rõ). Các chuyên gia nào gợi ý rằng việc bắt đầu từ một hệ thống mới sẽ là dễ dàng hơn việc phải cố gắng thay đổi công nghệ web hiện hành. Mặc dù vậy, phiên bản Web 3.0 này chỉ mang tính lý thuyết mà hoàn toàn không có tính thực tế để có thể nói đến cách làm việc của nó. Một người có rất nhiều nghiên cứu về World Wide Web đã có một lý thuyết về tương lai của web sẽ như thế nào. Ông ta gọi nó là Semantic Web, nhiều chuyên gia Internet khác mượn những nghiên cứu của ông khi nói về Web 3.0. Vậy chính xác Semantic Web là gì? Semantic Web Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web vào năm 1989. Ông ta đã tạo ra một giao diện cho Internet và cách để mọi người có thể chia sẻ thông tin với nhau. Berners-Lee đã tranh luận về sự tồn tại của Web 2.0, cho rằng nó không khác gì một thuật ngữ vô nghĩa. Berners-Lee bảo vệ rằng ông đã phát minh ra World Wide Web để thực hiện tất cả mọi thứ mà Web 2.0 được cho rằng thực hiện. Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web Tầm nhìn của Berners-Lee về web tương lai cũng tương tự như khái niệm Web 3.0. Nó được gọi là Semantic Web. Cho tới giờ, cấu trúc của web sẽ hướng đến con người. Tạo sự dễ dàng cho con người có thể viếng thăm và hiểu được tất cả những gì về con người đó. Các máy tính không thể thực hiện điều đó, các cỗ máy tìm kiếm mới có khả năng quét các từ khóa, tuy nhiên lại không thể hiểu những từ khóa đó được sử dụng như thế nào trong nội dung của trang. Với Semantic Web, các máy tính có thể quét và thông dịch các thông tin trên trang web bằng các software agent. Các software agent này sẽ là các chương trình có thể bò trườn trên các trang web để tìm kiếm các thông tin có liên quan. Chúng có thể thực hiện điều đó vì Semantic Web có một bộ sưu tập các thông tin được gọi là Ontology. Trong thuật ngữ của Internet, một Ontology chính là một file dùng để định nghĩa các mối quan hệ giữa một nhóm các thuật ngữ. Cho ví dụ, thuật ngữ “anh em họ” chính là mối quan hệ gia đình giữa hai người có cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Ontology của Semantic Web có thể định nghĩa mỗi một role gia đình giống như dưới đây:
Để Semantic Web có hiệu quả, các Ontology phải chi tiết và mang tính toàn diện. Trong khái niệm của Berners-Lee, chúng sẽ tồn tại trong một form siêu dữ liệu (metadata). Metadata là các thông tin có chứa mã cho các trang web ẩn đối với con người nhưng lại có thể được đọc bởi máy tính. Việc xây dựng các ontology mất rất nhiều thời giờ. Trong thực tế, đó chính là một trở ngại lớn mà Semantic Web phải đối mặt. Liệu mọi người có sẵn lòng thực hiện những lỗ lực cần thiết để tạo ra các ontology toàn diện cho các website? Liệu họ sẽ duy trì chúng khi website thay đổi? Các nhà phê bình gợi ý rằng nhiệm vụ tạo và duy trì các file phức tạp như vậy chiếm quá nhiều công việc cho hầu hết mọi người. Nói một cách khác, một số người thực sự thích gắn nhãn hoặc gắn thẻ cho các đối tượng web và thông tin. Các tag của web phân loại đối tượng và thông tin đã được gắn thẻ. Một số blog có chứa tùy chọn tag, điều đó làm cho nó trở nên dễ dàng hơn trong việc phân loại các mục nằm trong một chủ đề nào đó. Các site chi sẻ ảnh giống như Flickr cho phép người dùng có thể gắn thể cho các ảnh. Google cũng sử dụng điều đó trong game: Google Image Labeler lưu hai người đối đầu với nhau trong một cuộc chiến được gán nhán. Mỗi một người chơi đều muốn tạo một số lượng tag lớn nhất có liên quan cho loạt các ảnh. Theo một số chuyên gia, Web 3.0 sẽ có thể tìm kiếm các tag và các nhãn, sau đó trả về các kết quả thích hợp nhất cho người dùng. Có lẽ Web 3.0 sẽ kết hợp khái niệm Semantic Web của Berners-Lee và văn hóa gắn thẻ của Web 2.0. Mặc dù Web 3.0 chỉ mang tính lý thuyết nhưng không không gì có thể bắt mọi người dừng những suy đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Vượt xa Web 3.0 Mọi thứ mà chúng ta gọi là thế hệ kế tiếp của web thì những gì sẽ sảy ra sau đó? Một loại các lý thuyết từ các dự đoán nhằm đoán trước nghe gần giống như các bộ phim khoa học viễn tưởng. Paul Otellini, CEO và cung là chủ tịch của Intel đã thảo luận về tầm quan trọng của các thiết bị di động trên web tại buổi trình diễn điện tử trước các khách hàng quốc tế năm 2008 Đây là một trong số các phán đoán đó:
Vẫn còn quá sớm để nói về phiên bản tương lai nào của web sẽ diễn ra. Có thể rằng tương lai thực của web lại vượt xa hơn nhiều những gì đã được dự đoán. Rõ ràng chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng theo thời gian và tương lai của web sẽ ngày càng tốt đẹp. |
(Theo Howstuffworks) |
Hu““““““! Minh doc nay gio moi xong nhung lai khong chac la nho phan lon nhung gi mi`nh da doc.! hihihi
Su tien ich, tien nghi trong cuoc song nham dap ung nhu cau cua con nguoi, va no cung chinh la san pham (hoac y tuong) do chinh con nguoi minh tao ra. Web cung khong la truong hop ngoai le^. Su phat trien cua Web trong tuong lai la ca mot kho tai san do so ma chinh nhung con nguoi tao ra no van khong the dinh gia duoc truo’c mot cach chinh xa’c. Tuy nhien, co mot dieu chac chan la trong tuong lai do, nhung con nguoi su dung nhu mi`nh ngay hom nay doi` hoi kien thuc pho cap cao hon, ky nang va tinh than tieu thu tro nen “proactive” hon, va doi khi trong nhung hoan canh cu the nao do’, mi`nh tu vai tro la` “nguoi tieu thu” lai tro nen la` “nha san xuat” (producer).
Cam on anh Chuong da chia se bai viet chuyen nghiep nay`!!
.. bai viet chuyen nghiep nay`, Cuc co duoc cai nhin he thong va tong quat hon ve lich su cua Web. 😀
Bài viết quá dài và dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, nguòi không làm trong ngành IT chắc khó tiếp thu được gì nhiều. Theo Ngân hiểu từ bài viết thì web 3.0 tóm lại là 1 thế hệ Internet mới, trong đó mọi thứ sẽ được liên kết với nhau chứ không chỉ còn computer và phone thôi. Và trong thời đại đó (đang đến hoặc sắp đến), việc tìm kiếm thông tin của mình trên Mạng dễ dàng và sát với nhu cầu của mình hơn… Nói chung web 3.0 không có 1 sự thay đổi rõ ràng nhu giũa web 2 va web 1, dù là khi đọc bài viết Ngan tháy tác giả có tham vọng chỉ ra điều đó … 8)
@Cúc: hay quá ý tưởng người tiêu thụ vừa là người sản xuất, phản ánh rõ cơ chế của WEB 2.0 là giao tiếp cộng đồng.
@Ngân: Bây giờ ở vietnam đã triển khai mạng điện thoại 3G, video conference, internet access, mobile TV, GPS, traffic camera,… vậy là điện thoại cũng làm được tất cả những gì thay cho laptop và nó sẽ hiện diện như vật bất ly thân của con người. Hay nói hóm hỉnh điện thoại là công cụ lao động của con người ở thế kỷ này rồi vậy. 🙄