Những tháng ngày chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của bố

Đây là những dòng viết của mẹ từ lúc phát hiện, trong thời gian ra vào bệnh viện với bố. Người đã song hành cùng bố trong cuộc sống hơn 37 năm, đã chứng kiến từ đầu và đã cùng bố chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Mục đích bài viết này của mẹ là để gửi lên trang Nông Lâm Súc website http://nlsbaoloc.net/, nơi mà bố vẫn thuờng vào mỗi ngày. Đó cũng là cái tên ngôi trường cấp ba của bố ở Bảo Lộc, và cũng là nơi bố đã gặp mẹ. Thế nên câu chữ có thể không phù hợp lắm nếu chỉ trong giới hạn gia đình. Mình chỉ làm công việc là đánh máy cho mẹ nên không muốn sửa gì nhiều.

Câu chuyện bắt đầu vào khoảng giữa tháng hai năm 2008. Khi ấy đại gia đình của chúng tôi gồm có bốn tiểu gia đình: tôi & ông xã(anh Hà), cháu Trường Giang cùng vợ (Ngọc Dung) và hai con, Thục Hà cùng chồng (Hậu) và một con, Ngân Giang và vợ (Thu Cúc).
 Gia đình cháu lớn ở cùng một thành phố với chúng tôi, gia đình Thục Hà ở Ariona và Ngân Giang thì Florida. Ba tiểu gia đình chúng tôi quyết định về VN một lần cùng nhau (rie^ng Ngân Giang không đi nữa vì đã đi rồi). Chúng tôi đã sẵn sàng để lên đường (chỉ còn vài ngày) nhưng anh Hà cứ kêu đau lưng, đi đứng khó khăn, làm tôi và các cháu vô cùng ái ngại . Du` anh đã dùng thuốc giảm đau liên tục nhưng chứng đau lưng vẫn không thuyên giảm
 Tuy vậy anh vẫn không bỏ công việc một ngày nào. Mọi người khuyên anh nên đi bác sĩ để biết nguyên do vì sao bị đau lưng mới có thể điều trị đươc. Anh cũng cảm thấy sẽ mất vui khi về VN cứ bị đau như thế này. Mo^.t ngày vào cuối tuần của tháng hai năm 2008, anh lái xe một mình đi vào khu cấp cứu bệnh viện . Sau nhiều giờ chờ đợi và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư xương. Va` khi biết được tin anh bị bệnh nan y, gia đình chúng tôi thật như sét đánh ngang tai. Chúng tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi VN. Riêng Thục Hà tôi khuyên cháu cứ giữ chương trình đi vì cháu ở quá xa không thể giúp gì được cho bố.
 Để xét nghiệm bệnh được chính xác, họ giữ anh ở lại bệnh viện luôn 5 ngày, còn tôi sau những giờ làm thì lại vào viện chăm sóc anh. Nga`y thứ 5 một bác sĩ tới lấy tủy ở cột sống phía sau lưng anh và xác nhận anh đã bị ung thư tủy. Mo^.t lần nữa tôi đau đớn như chính mình bị mắc phải chứng bệnh quái ác này. Sau đó chúng tôi về nhà với nỗi buồn phiền lo lắng cho tương lai! Trường Giang nói nhỏ vào tai tôi: “bệnh này mau chết lắm mẹ ơi!”
 Vừa khi nghe tin hai em tôi từ Vỉrginia vội đưa mẹ tôi và các con nó sang thăm. Chứng đau lưng của anh mỗi lúc một tăng nên anh đi đứng khó khăn chậm chạp hơn. Ba’c sĩ có lời khuyên phải cẩn thận vì xương anh đã bị dòn, dễ gẫy nếu bị té hoặc vặn vẹo người.
 Buổi tối thứ sáu khi mẹ, hai em và các cháu tôi đến thăm, mặc dù rất đau lưng, đi đứng chậm chạp anh vẫn vui vẻ lạc quan, nói chuyện thân mật với mọi người. Nhìn mẹ tôi đã gần 90 tuổi, đi đứng cũng khó khăn nhưng vẫn chưa thấy thần chết gần kề, còn nhà tôi mới xấp xỉ 60 mà tôi đã có cảm giác anh sẽ ra đi trước mẹ vì căn bệnh ngặt nghèo. Anh nói chuyện rôm rả mãi tới khuya mới đi ngủ.
 Khỏng hơn 5 giờ sáng anh thức dậy để đi tiểu, anh kêu “đau lưng quá, chưa bao giờ đau như vậy”. Tôi ái ngại nhìn anh và định dìu anh vào phòng vệ sinh nhưng anh không chịu, anh cố gắng đi từng bước từng bước chậm chạp. Đợi anh ngồi ngay ngắn trên toilet tôi dặn dò anh: “anh nhớ ngồi đây chờ em xuống nhà uống nước rồi sẽ lên ngay”. Tôi đi xuống không quên để cửa phòng vệ sinh mở thật lớn để tôi có thể nhìn thấy anh ngay khi trở lên vì cửa phòng đối diện với cầu thang. Vi` tôi vẫn nhớ lời bác sĩ bệnh này đưa tới chóng mặt dễ bị ngã. Khi trở lên lầu từ cầu thang tôi thấy anh ngồi như lúc đầu, một chút yên tâm thoáng qua. Đột ngột tôi thấy thân hình anh đổ xuống phía trước như một cái cây không một tiếng kêu la. Quá sợ hãi tôi hét lên “anh Hà ngã rồi, anh Hà ngã rồi!”. To^i phóng vội lên mấy bậc cầu thang cuối hy vọng đỡ được anh (thật ra chỉ là ảo vọng), tôi ôm anh gào khóc “anh Hà ơi! anh Hà ơi! tỉnh dậy”. Ngay lúc đó tôi nghe được tiếng rầm rầm từ dưới cầu thang. Tiếng kêu la thất thanh của tôi đã làm mọi người tỉnh giấc. Hoa` Hiệp (em tôi) cố sửa người anh cho thẳng lại, may quá anh đã tỉnh dậy và kêu la đau đớn, tôi cũng đau đớn như ai đâm vào da thịt mình. Tôi vừa khóc vừa bảo mọi người một cách trống không “kêu 911 kêu 911”, và ngay lúc đó cháu tôi (Đoan) đã làm việc này. Tôi cũng không quên bảo em tôi gọi cho Trường đến ngay bệnh viện FairView.
 Bất cứ một hành động nhẹ nhàng nào chạm vào người cũng làm anh đau đớn nên người của xe cứu thuơng rất khó khăn để mang anh ra khỏi nhà. Tôi như người mất hồn thất thểu đi theo anh. Trong lúc anh nằm ở phòng cấp cứu, tôi vội gọi phong tới 2 người em của anh là Hải và Dung, mục đích để nhắn tin gọi con gái tôi đang ở VN thu xếp về gấp, tôi lo sợ anh sẽ không qua khỏi. Đồng thời tôi cũng phone cho Ngân Giang về thăm bố.
 Khi tôi được vào phòng cấp cứu, nhà tôi đã nói chuyện được nhưng anh rất đau mỗi khi nhúc nhích thân thể. Người ta cho biết có thể anh bị gẫy một vài đốt cột sống. Những ngày sau đó tôi tạm thời nghỉ việc để vào bệnh viện chăm sóc anh. Chỉ một ngày sau khi vào cấp cứu y tá mang đến cho anh một cái áo giáp bằng
nhựa cứng. Trước khi tập ngồi dậy tôi và Dung (lu’c này Dung đã bay qua từ Cali khoảng 1 tuần lễ) mặc áo giáp cho anh, phải mặc hết sức cẩn thận và chậm (vi` anh không thể ngồi dậy được nên bệnh viện đã đặt làm riêng cho anh cái áo đặc biệt này). Áo giáp gồm 2 mảnh sau lưng và trước ngực nối với nhau bằng sáu sợi dây. Mặc áo giáp cho anh ở tư thế nằm, phải xong hoàn tất mới đỡ anh ngồi lên. Tôi, Dung, Trường, Cúc, Ngân đều giúp anh một cách thận trọng vì chỉ cần một động tác hơi mạnh cũng làm anh đau đớn.
 Nhiều người quen biết, dù không thân thiện cũng đến thăm anh, có lẽ vì thuơng cho anh bị một chứng bệnh quái ác! Mấy ngày đầu anh phải làm vệ sinh cá nhân ngay trên giuo+`ng bệnh. Nhờ nước biển, thuốc bổ xương cùng sự cố gắng mặc áo giáp vài ngày sau anh đã tự ngồi dậy được.  Nhìn thằng cháu nội (Duy Nam) mới được một tuổi chập chững biết đi anh ao ước được đi như nó và thốt lên với tôi “anh bây giờ đi không bằng thằng Duy Nam”. Rồi anh cũng đứng lên được, tập đi  bằng cái nạng 4 chân vô cùng khó khăn chậm chạp trong phòng. Sau đó y tá tập đi cho anh ngoài hành lang (tất nhiên phải có nạng).
 Sau gần một tháng, hôm ấy vào buổi sáng tôi ngồi chờ trong phòng, còn anh đi tập với y tá ở hành lang, lúc đi ngang cửa phòng mình anh đứng lại gọi tôi: “Giang ơi coi anh nè”, tôi nhìn ra thấy anh dang vịn 2 tay vào nạng rồi anh từ từ buông 2 tay và nói rất hớn hở: “coi anh buông 2 tay ra được rồi này”. Tôi cũng mừng rỡ chạy lại ôm hôn anh mà nước mắt giàn dụa. Anh được về nhà cũng là ngày gặp lại gia đình con gái tôi từ VN trở về Mỹ sớm hơn dự tính.
 Những tháng ngày sau đó anh được trị bệnh bằng chemo. Bệnh có vẻ như thuyên giảm nhưng phản ứng thuốc đã làm anh khó ngủ, tay chân tê nhức. Có những đêm khó ngủ anh phải mang cả giầy lên giuo+`ng ngủ mới cảm thấy dễ chịu.   Một vài tháng sau cháu lớn của chúng tôi (Trường Giang) quyết định đưa anh đến chữa trị ở  một bệnh viện lớn hơn với hy vọng sẽ có hiệu quả tốt hơn. Tại đây anh sẽ được lược tủy và hóa trị với liều lượng mạnh, nhưng anh phải nhập viện hơn 2 tuần lễ. Thời kì này tôi đã hết phép để nghỉ nên cháu Hậu (con rể tôi) tình nguyện bay từ AZ để vào bệnh viện chăm sóc bố vợ. Có lẽ là tháng tám năm 2008.
 Trong thời gian lược tủy và chemo lần này anh rất mệt mỏi, không chịu ăn uống. Da mặt anh lúc này như người dưới mỏ than chui lên, anh đưa tay vuốt tóc và xòe cho tôi xem tóc rụng đầy trên tay anh, đó là phản ứng của hóa trị.  Tinh thần chán nản anh luôn nói đến cái chết. Có những đêm anh ngồi dậy nói chuyện với tôi về cuộc sống ngắn ngủi của anh. Anh nói tới từng đứa con (kể cả dâu và rể), từng đứa cháu với tất cả thương nhớ rồi khóc. Tôi cũng ôm anh khóc và cảm thấy vô cùng buồn bã nếu chẳng may một ngày nào đó anh bỏ rôi ra đi! Ánh mắt anh khi ấy làm tôi sợ và lo âu!
 Các con, cháu lần lượt về thăm, khuyến khích anh ăn uống, lên tinh thần. Đợt này anh xuống cân hơn 10lbs. Vì quá lo lắng, có lúc anh không muốn gặp con gái, sợ bệnh của mình lây lan qua em bé (lúc đó Thục Hà đang có thai). Nhưng thật ra bệnh của anh đâu có lây cho ai được thậm chí còn ngược lại vì sức đề kháng cúa anh đã yếu nhiều.
 Rồi những ngày tháng đen tối đó qua đi. Anh bắt đầu ăn được, tóc mọc trở lại. Anh cảm thấy yêu đời hơn và hy vọng ở ngày mai, anh thường hay thốt lên với tôi: “cầu trời cho anh được sống tới ngày em về hưu!”.  Buổi trưa nào khi tôi lái xe đi làm anh cũng đứng ở cửa dơ tay vẫy chào tôi. Mỗi buổi sáng khi ngồi uống cà phê với nhau anh thuờng căn dặn tôi phải làm những gì sau khi anh mất. Cũng có khi nửa đêm thức giấc anh lại dặn dò những điều chưa nói hết. Và lúc nào tôi cũng lắng nghe với tất cả đau buồn, thương xót và nước mắt!!!
 Một buổi tối vào khoảng tháng 3/2009, khi tôi đi làm về (11 giờ đêm), hơi ngạc nhiên thấy đèn trong nhà sáng hơn mọi khi. Có xe của Trường Giang và Hiền(em tôi). Tôi tắt máy xe đi vào nhà với tâm trạng lo lắng chỉ sợ có chuyện gì xảy ra cho anh. Anh đã mở cửa đón tôi ở đầu cầu thang như mọi ngày và nói: “Anh Tùng mất rồi” (la` người anh cả của anh), tôi giật mình tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại: “Anh nói gì vậy”. Anh lập lại chậm hơn: “Anh Tùng mới mất sáng nay”. Nói xong anh ôm tôi, cả hai chúng tôi cùng khóc. Tin anh Tùng mất làm tôi bàng hoàng vì chẳng nghe anh bị bệnh gì, mỗi tuần anh đều gọi phone từ VN sang đây để hỏi thăm sức khỏe của nhà tôi và còn khuyên không nên về VN.
 Hiền và Loan (vợ Hiền) đến chia buồn với anh. Còn Trường Giang tới để chuẩn bị cho anh sáng mai sẽ đi VN với cháu út (Ngân Giang) và 3 người em cúa anh để tiễn biệt anh Tùng!
 Sau ngày dự tang lễ anh Tùng về, anh thường hay liên lạc với một số bạn bè thuở còn đi học Nông Lâm Súc trước năm 75. Như là anh Phát ở Pháp, anh Vĩnh ở Penn, anh Xuyên, chị Nhài. Hoặc nói chuyện qua phone với bà con bạn bè như chú Tứ, anh Thạc, cô Hòa, chú Hiến, cô Vân…… Thời kỳ này nhìn anh tương đối khỏe mạnh, nếu anh không chống cây gậy người ngoài khó tin được anh đang mang một chứng bệnh hiểm nghẽo!! Anh còn có ý định cùng tôi về VN một chuyến để thăm bố mẹ.
 Một ngày vào tháng 8 chúng tôi rất buồn khi nghe bác sĩ cho biết chứng ung thư của anh đã phát triển lại quá nhanh! Anh thốt lên: “thôi không đi Vn được nữa rồi”. Những ngày sau đó anh phải thuờng xuyên đến bệnh viện tuần 2 lần để tiếp máu, chemo, tiếp tiểu cầu. Khoảng một tháng sau khi biết tin trên anh lại có ý định về VN, anh hỏi bác sĩ và được trả lời: “anh chỉ còn có một cơ hội cuối cùng này để về nhưng rất nguy hiểm”. Anh đắn đo suy nghĩ, hỏi ý kiến vợ con. Trường Giang thì nói: “nếu bố cảm thấy khỏe thì cứ đi”. Nhưng tôi thì vô cùng lo lắng nếu anh quyết định đi, vì tôi hay chiều theo ý anh. Tôi linh cảm thấy chuyến đi này sẽ vui ít, buồn nhiều!
 Rồi chúng tôi mua vé về VN vào ngày 7 tháng 10, khứ hồi ngày….10/09..tôi không nhớ rõ với hành trang là quần áo thuốc men, và túi hồ sơ bệnh án bác sĩ đưa cho. Trước ngày đi 1 tuần anh cho tôi xem một mạch máu ở bắp chân bị bể tím bầm, sau đó vài ngày trong mũi anh có dấu hiệu chảy máu. Dấu hiệu này làm chúng tôi vô cùng đau đớn vì biết việc gì sắp đến rồi!
 Chúng tôi tới Sài Gòn khoảng 2 giờ đêm, gặp 2 người em ruột và 1 em rể(Trung Hồng Đạt), anh vui mừng trò chuyện cho đến sáng quên cả sự mệt mỏi đang hoành hành trong cơ thể. Đến 2 3 giờ chiều hôm đó sắc diện anh đã xấu đi rõ, mũi và lưỡi chảy máu. Vì đã tiên liệu trước nên chú Đạt và tôi đưa anh tới bệnh viện ung bứu, nơi có bác sĩ Phượng là chị dâu của Đạt thì có thể giúp đỡ nhanh chóng hơn. Sau đó anh được đưa qua khu cấp cứu của bệnh viện Chợ Rẫy. Tới đây mới thấy thương người dân VN mình hơn, bệnh nhân và người thăm nuôi rất đông. Ho. nằm ngồi la liệt khắp mọi nơi trong khuôn viên bệnh viện.  Ở khu huyết học tôi biết 1 giuo+`ng 2 người nằm, trong toilet không giấy không xà bông, hầu như mọi nhu cầu tối thiểu đều thiếu thốn!
 Sau nhiều giờ chờ đợi mỏi mòn nhà tôi được truyền tiểu cầu (một dung dịch màu vàng) ở khu huyết học và phải ở qua đêm. Ngày hôm sau trông anh tương đối đỡ hơn nhưng bác sĩ cho biết anh sẽ phải trở lại bệnh viện thường xuyên vì thiếu tiểu cầu máu trầm trọng!
 Mục đích về VN lần này để thăm song thân, nhưng vì sức khỏe quá yếu kém, thời gian lại ít ỏi, anh chưa hàn huyên được với cha mẹ bao nhiêu. Chúng tôi lại quyết định về Mỹ sớm hơn dự tính, anh cứ bảo với tôi: “lỡ anh mất ở VN thì tội nghiệp các con”.
 Ngày 15 tháng 10 chúng tôi về tới Mỹ bình an.  Nhưng sau đó 2 tuần (nga`y 28 tháng 10 lúc 6:20 sáng), trong một giấc ngủ say anh đã vĩnh viễn không thức dậy.
                                                                        viết xong ngày 18 tháng 11 năm 2009
                                                                                             Hà Giang
 
 

3 thoughts on “Những tháng ngày chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của bố”

  1. Chi Thuc oi, me co`n viet nua~ khong? Me viet rat ngan gon mac du benh cua bo^’ rat nhieu` chi tiet, viet nhu me viet cung rat kho’.

  2. Mẹ viết khá dài nhưng chắc chắn là còn nhiều điều chưa kể ra hết trong suốt thời gian khó khăn vừa qua. Bài viết ngắn gọn, tóm lược được những sự kiện chính và giúp mình tổng kết lại được 20 tháng “lâm chung” của bố. Bố đi rồi nhưng hình ảnh thì vẫn phảng phất trong những bài viết như thế này về bố.

    Thanks sis Thuc for typing Mom’s writings on our blogs.

  3. Va^~n bie^t da~ la qua’ khu’ nhung tha^.t kho’ cha^’p nha^.n do^’i vo*’i nhu*~ng nguo*`i o*? la.i. Thi’m Ha` ro^`i da^y se~ ra^’t kho’ kha(n trong nhu*~ng nga`y sa(‘p to*’i. 😐

Leave a Reply