Ông bà ngoại

Nếu ông ngoại mình còn sống với con cháu ngày hôm nay thì bây giờ ông đã 102 tuổi. Ông mất 13 năm về trước, khi ông 89 tuổi, quá xa cái tuổi thất thập cổ lai hi. So với các vua chúa ngày xưa trong hơn một ngàn năm các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì ông ngoại thọ ngang với chúa Nguyễn Hoàng, được xem là thọ nhất. Bài blog tóm tắt lịch sử Việt Nam của TraiLang cũng có ghi chi tiết này. Ngày ông ngoại mất, ai cũng mong bà ngoại sống thọ được như ông. Ước mong khá xa vời bởi bà ngoại nhỏ hơn ông ngoại đến 11 tuổi. Thế mà 13 năm trôi qua, bà ngoại vẫn đồng hành cùng con cháu trên mặt đất này. Mỗi năm trôi qua là bà lại lập một kỷ lục mới. Mình viết vài dòng về cuộc đời ông bà ngoại trong này xem như để nhớ đến ông ngoại và chúc thọ bà ngoại. Viết trước khi trí nhớ chìm vào lòng đất.

Continue reading “Ông bà ngoại”

Ngô Văn Hùng

Ông sinh khoảng năm 1924, 1925, quê Phủ Lý, Hà Nam. Năm 1956, ông làm phó trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, tiền thân ngành Chiến Tranh Chính Trị, với cấp bậc Đại Úy. Hơi ngạc nhiên là 20 năm sau đó, năm 1975, ông chỉ lên được 2 lon đến cấp Trung Tá. Một năm sau, mùa hè năm 1976, trên chuyến tàu lửa ra Bắc “học tập cải tạo”, vào lúc 2 giờ trưa ngày 14 tháng 6, một người trên tàu la lớn “Ngô Văn Hùng chết rồi!” Ông Hùng chính là em họ con chú con bác của bà nội mình, là cậu họ của bố.

Continue reading “Ngô Văn Hùng”

Nhớ người xưa

Một ngày Chủ Nhật nữa trôi qua. Không rõ từ khi nào, mình đếm mỗi một tuần trôi qua, thầm cám ơn Ơn Trên ban sự bình an cho những người thân của mình. Đã bao lần những sự việc xảy ra chung quanh như nhắc nhở mình thêm một lần nữa, dù cho mình cứ cố tình quên mãi, rằng cuộc sống thật phù du. Hôm nay còn ngồi đàn hát đó, mà ngay mai thì mắt nhắm nghiền, không nói năng, bất động như pho tượng, tất cả phụt tắt và trở thành quá khứ. Không biết có phải là tiêu cực không mà trong sự hoài nghi vốn có từ khi mình biết tư duy, mình tự hỏi phải chăng những kỷ niệm, ký ức kia chỉ là một giấc mơ và nó chưa từng bao giờ xảy ra?

Continue reading “Nhớ người xưa”