Thử tưởng tượng có một cái máy cho phép nhiều người cùng chia sẻ một giấc mơ. Giấc mơ sẽ kết thúc và mình tỉnh thức khi mình chết trong giấc mơ ấy. Nếu sở hữu máy đó mình có thể thấy được tiềm thức của bất cứ ai mình cùng chia sẻ giấc mơ qua cái máy này. Và không chỉ dừng ở đó, mình còn có thể cấy tư tưởng vào người khác!
Đó là bối cảnh của bộ phim đang ăn khách nhất ở các rạp chiếu phim trên nước Mỹ hiện giờ. Trong bài blog này mình chỉ luận bàn đôi chút về ý tưởng của bộ phim chứ cố gắng không kể lại nội dung phim vì như thế sẽ làm mất cơ hội thưởng thức phim này cho những ai chưa xem.
Giống như bao nhiêu tiểu thuyết khác, câu truyện được xây dựng trên nhiều hư cấu lồng trong bối cảnh thật trong xã hội đương đại. Ba hư cấu quan trọng làm nền tảng cho câu truyện là có một cái máy cho phép nhiều cùng chia sẻ một giấc mơ khi ngủ. Hư cấu thứ hai là mình chỉ tỉnh giấc khi mình chết. Và cuối cùng là người làm chủ cái máy thần diệu này có thể biết được mình đang mơ trong giấc ngủ và có thể làm chủ được mình. Đạo diễn Christopher Nolan đã nảy sinh những ý tưởng này khi ông mới 16 tuổi và băn khoăn về giấc mơ và những bí ẩn của nó.
Câu truyện xoay quanh thách thức làm cách nào để cấy một tư tưởng mới vào người khác. Để làm được điều này, nhân vật chính, diễn viên Leonardo DiCaprio, phải cùng các cộng sự khác cùng ngủ một lúc với mục tiêu của mình là tân giám đốc của một tập đoàn năng lượng xuyên quốc gia.
Bắc đầu từ đây phim đưa mình bồng bềnh vào trong trí tưởng tượng của tác giả. Đây là một điệp vụ phức tạp, trong đó nhân vật chính không phải chỉ đánh cắp suy nghĩ của mục tiêu mà là gieo mầm một ý tưởng mới, và để hoàn thành nó đòi hỏi phải dùng tới 5 giấc ngủ trùng điệp! Nghĩa là trong giấc mơ, mình lại ngủ và nằm mơ, và trong giấc mơ đó mình lại mơ và tiếp nối như vậy đến “tầng” thứ 5!
Đến đây mình có thể thấy câu truyện phảng phất triết lý tôn giáo. Gần nhất là thuyết luân hồi của Phật giáo, trong đó con người đầu thai kiếp này đến kiếp khác (cho đến khi giác ngộ). Cuộc sống là hư vô và chỉ đến khi “tỉnh thức” mình mới thoát khỏi vòng trầm luân đó. Thiên Chúa giáo không xem cuộc sống trần thế này là hư vô mà chỉ là cuộc sống tạm bợ, và chỉ khi mình “chết” đi mình mới thực sự trở về với cuộc sống thực thụ vĩnh hằng (có thể là thiên đàng hay hỏa ngục).
Rõ ràng tác giả lấy ý tưởng cho bộ phim dựa trên những tư tưởng hiện hữu trong đời sống. Và câu truyện cũng phản ánh quy luật ấy: tư tưởng không thể thai nghén (inception) từ khoảng không mà phải nảy mầm từ môi trường bao bọc và nuôi dưỡng nó. Nhưng qua ống kính camera và kỹ xảo công nghệp thế kỷ 21, câu truyện không chỉ là những dòng chữ thầm lặng trên giấy mà nó trở thành một cơn gió mãnh liệt cuốn tung người xem lên khỏi mặt đất, lơ lửng trên không, và ở đó mình được nhìn thấy thế giới mình đang sống ở một góc độ khác, một tầng cao mới, được khám phá trí tưởng tượng của chính mình. Bộ phim với ngân sách khổng lồ 160 triệu đã tạo ra một sản phẩm thật xứng đáng. Kết thúc phim, người xem như “phải” trở lại mặt đất, nhưng giống một tư tưởng hay, một ý đẹp, bộ phim đã cho phép mình du ngoạn vào cái thế giới sâu thẳm của trí tưởng tượng của chính mình.
Trong khi tiến hành điệp vụ, nhân vật chính trong phim tên Cobb có một thủ thuật để nhắc nhở cho chính mình biết là thế giới xung quanh mình là mơ hay thật bằng cách quay con vụ (hay có người gọi là con trụ). Nếu con vụ đổ thì đó là thế giới thật bởi nó tuân theo luật vật lý, còn nếu nó quay mãi, quay mãi không đổ thì đó là thế giới trong mơ! Mình tự hỏi vậy bây giờ mình cũng quay con vụ và khi thấy nó đổ mình có thể khẳng định mình đang sống trong thế giới thật không? Câu trả lời có vẻ dễ dàng nhưng nếu luật vật lý mà mình biết là luật của một thế giới ảo và mình đang sống trong nó nên mình không nhận ra thì cuộc sống mình đang sống đây đâu còn phải là thật nữa? Con gà con trong vỏ trứng làm sao biết được thế giới bên ngoài cái vỏ ấy? Nếu có là nó suy diễn từ những gì nó thấy bên trong vỏ trứng kia.
Nhân vật Cobb trong phim cũng luôn phải đấu tranh, vật lộn với 2 cực thật ảo trong quá khứ của mình. Vợ Cobb ngày trước đã tự tử chỉ vì cho rằng bà đang sống trong thế giới ảo và chỉ có chết bà mới trở về với cuộc sống thực. Trong giấc mơ của mình, Cobb luôn gặp vợ mình và vợ Cobb hết mực nài khuyên Cobb chết đi để “trở về” với bà, cùng nhau xây dựng hạnh phúc trong thế giới “thực”. Phim tạo bất ngờ thú vị khi Cobb tiết lộ điều làm ông đau đớn hơn chính là vợ Cobb không phải là người điên mà đi đến việc tự kết liễu đời mình mà bà nhiễm tư tưởng đó từ chính Cobb! Một lần Cobb và vợ gặp nhau trong giấc mơ và Cobb khuyên vợ hãy tự tử để trở về cuộc sống thật và bà đã nghe chồng mình và tỉnh giấc. Nhưng bất hạnh là bà bị ám ảnh bởi tư tưởng mà Cobb đã gieo vào đầu bà và sau này bà tin là mình đang ở trong giấc mơ!
Bộ phim kết thúc khi Cobb hạnh phúc trở về nhà với 2 đứa con của mình. Nhưng có thể do bệnh nghề nghiệp nên Cobb không quên xoay con vụ trên bàn trước khi bước ra vườn ôm 2 con vào lòng. Có thể cảm nhận được khán giả trong rạp nín thở chờ đợi con vụ đổ xuống. Các phim truyện Á Đông có lẽ tất cả đều có khởi đầu và kết thúc, nhiều phim còn phân biệt rạch ròi ranh giới thiện ác, mang tính giáo dục, nhưng phim truyện Tây phương lại khác, và đặc biệt 2 phim mới nhất của diễn viên Leonardo DiCaprio (phim trước là Shutter Island) đều… không có kết thúc! Con vụ quay, quay… và màn ảnh phụt tắt! Người xem không khỏi băn khoăn về toàn bộ câu truyện, phải chăng tất cả chỉ là một giấc mơ? Cả cái điệp vụ kia cũng chỉ là trong giấc mơ?
Bước ra khỏi rạp xi nê, người xem chợt nhớ ra là ngay cái câu hỏi kia cũng chỉ là giả tưởng, bởi đó chỉ là một bộ phim mang tính giải trí, chứ nó có ý nghĩa gì đâu việc Cobb là người trong thế giới thật hay ảo?
Nhưng cái tư tưởng mà Cobb gieo vào đầu vợ đã vô tình (hay cố ý?) len lỏi luôn vào suy nghĩ người xem. Liệu mình đang sống trong thế giới thật hay mình đang mơ?
Phải chăng bác Tùng và bố mới là những người đã trở về với đời sống thật và vĩnh hằng? Hai thế giới không có cây cầu nối liền và trở nên 2 thế giới tách biệt. Sẽ có người phản biệt cho rằng dù thế giới mình sống là thật hay ảo thì ngày nào mình còn ở trong thế giới đó thì nó vẫn là thật, bởi mình chỉ có thể cảm nhận được cái thế giới mình đang ở…
Ý tưởng của bộ phim quá độc đáo. Nếu như “Inception” là cái mà ai cũng có thể thực hiện được cho riêng họ , thì sẽ có người muốn thấy đựợc người thân đã mất của họ trong giấc mơ. Hơn thế nữa, giấc mơ là điểm hẹn lý tưởng mới của chúng ta trong xã hội đương đại như mình co thể hẹn gặp ai đó trong giấc mơ để cùng cảm nhận, phiêu lưu về một điều gì đó. 😀
.. Nếu “Inception” la` thực và ai cũng có thể thực hiên đươc…. (Blog này cool, gõ được cả Tiếng Việt trong comment box này)
Hehe, đọc xong thấy cuộc sống này nhẹ như lông hồng. Nhưng trong cuộc sống luôn biến động này liệu có mấy ai bình tâm lại để suy nghĩ về thực hay mơ ?! Sao cũng được nhưng đừng có là game thì tốt
Ngan con nho hom nao do, Ngan post len day mot bai o VN noi ve ng chet song lai va uoc gi do la bac Tung or bo chau. Ngay xua co cung da tung nghe noi nhu vay, nen luc niem be Huy co ro tay chan mat mui no rat la mem co da co cam tuong la no van con song, va dang ngu, co da noi voi chu la di hoi ng ta lai xem ……..nhung thuc te van la thuc te. Roi luc bac Tung, bo chau co cung ro thu de xem nhu the nao, ro rang la no khong mem nhu be Huy cho den bay gio co van phan van ……….. sau nay co co nghe duoc mot bai hat ” Neu co yeu toi thi hay yeu toi bay gio, dung doi ngay mai den luc toi xa doi……….” lam co suy nghi mai cuoc doi tai sao lai khong nhu vay de den khi nhung cai gi do no vuot khoi tam tay minh thi luc do moi hoi tiec la sao? Tai sao minh khong lam nhung gi voi moi ng trong luc con song nay. Thiet nghi khong co gi la khong the biet dau sau nay co cai may nhu vay chac la ng ta toi ngay xep hang vao do de duoc mo nhung gi ma minh muon luc do se het nhung phuc tap trong cuoc song 😯
😈 😆 ❗ 😉 🙄
😈 😈 😈 😈 😈 😈 😈 😈 8) 8) 8) 8) 8)
khi nao ng ta co su mat mat to lon thi moi cam nhan duoc cuoc song nhe tua long hong va khi do thi moi ng se len thien dang het 😉
Thanks for all of your thoughtful comments 🙂
Có lẽ cơ thể bé Huy đặc biệt hơn bình thường nên chết mà thân thể vẫn mềm. Hôm qua cháu vừa xem phim After Life nói về những người sau khi đụng xe chết vào nhà xác mà… vẫn còn sống! Người chết thì nghĩ là mình còn sống còn ông quả gia nhà xác thì bảo họ là họ đã chết rồi, đừng luyến tiếc trần thế nữa. Cuối phim mình vẫn không biết là mấy người này chết thật hay họ bị ông chủ nhà xác đày đoạ. Lại 1 phim nữa không có kết thúc và để cho người xem tự suy nghĩ.