Ông sinh khoảng năm 1924, 1925, quê Phủ Lý, Hà Nam. Năm 1956, ông làm phó trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, tiền thân ngành Chiến Tranh Chính Trị, với cấp bậc Đại Úy. Hơi ngạc nhiên là 20 năm sau đó, năm 1975, ông chỉ lên được 2 lon đến cấp Trung Tá. Một năm sau, mùa hè năm 1976, trên chuyến tàu lửa ra Bắc “học tập cải tạo”, vào lúc 2 giờ trưa ngày 14 tháng 6, một người trên tàu la lớn “Ngô Văn Hùng chết rồi!” Ông Hùng chính là em họ con chú con bác của bà nội mình, là cậu họ của bố.
Ngày bố còn sống, bố thỉnh thoảng hay nhắc về ông Hùng. Ông mất năm 1976, 2 năm trước khi mình ra đời, mà họ cũng không phải gần lắm nên mình không biết tí gì về ông ngoài những gì bố và bà nội kể lại. Gia đình gần nhất với ông mà mình có chút ít trí nhớ là nhà ông Long, anh ruột ông ở gần nhà ông bà nội, cũng trên đường Hoàng Hoa Thám. Những lần đi chơi ngang nhà này, bà nội luôn dặn mấy anh em mình phải nhớ chào. Mình không nhớ ông Long, nhưng nhớ bà Long, là chị dâu ông Hùng, tóc bạc trắng hay ngồi trước nhà nhìn ra đường. Ông bà nội dạy mấy anh em theo cách các cụ xưa là nội gần hơn ngoại và có lẽ vì thế mà ông Long, ông Hùng tuy là anh em họ con chú bác với bà nội nhưng mình không thấy gần như mấy ông Hiến, bà Oanh, là em họ của ông nội. Cảm giác xa lạ và lờ mờ về quan hệ huyết thống nên mình rất ái ngại phải chào mỗi khi đi ngang nhà ông bà Long. Đến đây mình lại nhớ đến nhà bà Luận, cũng là em họ của ông nội, nhưng là vì bên ngoại, bên mẹ của ông nội, nên vẫn không gần như mấy ông bà con cụ Lý, cụ Hiến.
Trở lại với ông Hùng, mình viết lại vài chi tiết về ngày giờ ông mất dựa theo một bản in một người quen giới thiệu, trích một chương ngắn 5 trang trong sách Bạn Bè Gần Xa của ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc, viết về Ngô Văn Hùng, người đồng đội năm xưa của tác giả. Mình vào mạng lục lọi nhưng không tìm được bản điện tử nào của sách này nên đành phải dựa vào bản in chương nói về ông Hùng do một người anh họ ngoại đưa cho bố đọc vài năm trước. Chương viết về ông Hùng, người đồng đội cùng khóa sỹ quan Thủ Đức năm 1952 với tác giả, có vài chi tiết về sự nghiệp của ông mà bà nội và bố mình ngày trước không nhớ được hết.
Năm 1945, ở độ tuổi 20, 21, giống bao nhiêu thanh niên khác, ông Hùng theo Việt Minh chống Pháp. Đến năm 1950, ông từ bỏ bưng biền trở về thành thị, vào làm trong ngành Y Tế. Lý do ông trở về thành, theo tác giả ghi lại là “ở nhà đảng ủy nó thịt ông già moi” (moi và toi tức là tôi và anh). Năm 1952, ông vào khóa 2 sỹ quan Thủ Đức. Trước năm 1954, đây là trường đạo tạo sỹ quan người Việt cho quân đội Quốc Gia Việt Nam, thuộc Liên Hiệp Pháp lúc bấy giờ. Trường thành lập năm 1951 và như vậy ông Hùng là một trong những sỹ quan đầu tiên của trường.
Năm 1955, trong một cuộc họp thỏa thuận sự trở về hợp tác với chính quyền miền Nam của Việt Nam Quốc Dân Đảng, không rõ với cấp bậc gì, mà tác giả Lô Răng chỉ ghi lại ông Hùng khi ấy là đại diện Quân Khu 2 ở Huế. Nói thế mình có thể đoán ông Hùng hoạt động đảng với Quốc Dân Đảng từ sau khi ông bỏ bưng về thành thị năm 1950. Khi đất nước chia đôi, Quốc Dân Đảng không còn hoạt động ngoài Bắc nữa mà cũng di cư vào Nam và có lẽ ở đây họ chia miền Nam ra nhiều quân khu khác nhau, trong đó Huế thuộc quân khu 2.
Năm 1956, ông vào làm trong Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn với chức vụ phó phòng 5, dưới quyền trưởng phòng Thiếu Tá Cao Văn Viên mà sau này là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội VNCH. Tác giả không nói gì thêm về ông Hùng từ đây cho mãi đến năm 1976, khi tác giả và ông Hùng gặp nhau ở trại cải tạo Long Giao, sau đó đổi về Suối Máu ở Biên Hòa. Ở đây được vài tháng thì có lệnh chuyển trại viên ra Bắc. Khởi hành ngày 10 tháng 6 và lênh đênh trên biển 3 ngày đêm ở dưới hầm tàu bít bùng và nồng nặc mùi xú uế, tàu cập vào Vinh và đợi đến sáng sớm hôm sau, các trại viên được đưa lên xe lửa, toa chở trâu bò và tiếp tục cuộc hành trình ra Bắc. Đến xế trưa, khi xe lửa chạy đến Hà Nội, mà tác giả nghĩ là cầu Long Biên, thì có tiếng la lớn “Ngô Văn Hùng chết rồi!”
Không biết ông Hùng chết vì sức khỏe yếu và không chịu nổi đoạn đường khổ ải đày đọa hay ông chọn cho mình cái chết? Tác giả Lô Răng viết khi có tin sắp phải ra Bắc, ông Hùng nói với bạn “Ra Bắc là mút mùa, là khốn nạn. Không sống nổi đâu. Toi có vẻ còn mạnh, còn có thể chịu được. Moi yếu sẵn chắc không thể nào chịu nổi. Có lẽ mình phải tính…”
Ngày trước bố hay kể chi tiết này khi nhắc đến ông Hùng. Thời kỳ ông Hùng học tập cải tạo, bố có đưa cho ông Hùng mấy viên thuốc ngủ bố còn giữ từ khi còn trong quân Y, và vì làm trong ngành nên bố biết nó rất mạnh, đủ sức kết liễu đời người trong giấc ngủ. Bố kể như tư lự là chính những viên thuốc này đã kết thúc cuộc đời ông Hùng.
34 năm trôi qua, đến ngày hôm nay gia đình vẫn không nhận được xác ông. Bà nội kể ông nội ngày trước vẫn hay khen ông Hùng là người duy nhất trong họ lo ma chay, giỗ đám cho các cụ.
Ngày tháng, giờ mất của ông Hùng theo lời ký giả Lô Răng có thể không chính xác nổi vì giới hạn trí nhớ của con người, nhưng ít ra nó cũng giúp mình hình dung được rõ hơn con người ông và thời gian, hoàn cảnh ông mất. Những kỷ niệm đẹp của những người đã biết ông là động lực mình viết bài này về ông. Ít ra ông là người đi xa nhất trong họ trên con đường “hoạn lộ”, hiểu theo nghĩa cao đẹp.
Bố đã ra đi, ông bà nội rất yếu, và bác Tùng cũng không còn, một chút ký ức gì đó về họ hàng, ông bà mình ngày xưa như những hạt tuyết cuối Đông, không bao lâu nữa sẽ tan biến vào hư vô.
Hy vong trang web nguyenusa.com nay se ton tai mai~ den doi con cha’u cua mi`nh khi no lon len. Va` may man hon la chu’ng cu~ng hu*’ng thu’ voi website nay`, thi nhung gi trong nay` se la trang nhat ky, tu lieu de mi`nh doc lai va vui voi no’.
yeah, ra^’t ra^’t hy vo.ng the^’…..Thu.c Dan gio+` cu~ng dda’nh va^`n dduo+.c kha’ kha’
i’m trying hard and hard to teach her
Co cung duoc doc bai cua ong Phan Lac Phuc, va cung co doan viet ve ong Hung. Dung ong Hung la ng rat la tot va duoc moi ng trong ho ne nang va yeu men, khong phai vi ong lam chuc lon ma con vi con ng cua ong nhu ong ho Phan co noi ve ong Hung trong mot cuon truyen la, ong Hung co noi nhu sau “minh se khong thang noi cong san vi minh song vi tinh cam cho nen minh se chet vi tinh cam”.
Dung nhung vien thuoc cua bo chau dua cho ba noi, va sau nam 75 ong noi cung khong di My co mot vai ly do
-Ong Son da du hoc tu nhung nam 60 ve noi la ben My ho ky thi chung toc.
-Ben ngoai thi ngay ca ong Hung cung chua dut khoat di ma chi cho cac con di thoi(chac luc do ong Hung quan niem la lam tuong thi khi “thanh mat thi cung mattheo thanh” nen ong da o lai cung vo cho nen ong noi cung khong di My.
-Vi con ket chu Hai chua lien lac de cho biet la gd se quyet dinh di hay o lai, va so khi chu Hai ve nha cua bi tich thu thi chu Hai se ra sao, vi ong noi da kinh nghiem viec dau to cua cu Quynh la bo cua ong noi .
Cho nen nhung ngay soi bong cua dat nuoc nhu vay ngay nao ong ba noi cung sang ong Long co ca ong Hung cung tat ca ben ngoai hoi hop ban tan di hay o, va co la ng ngu voi ba noi nen co biet rat ro. y kien ong Hung noi voi ba noi do la theo loi ba noi ke lai la neu “tui no” dua em ra bac la em se dung nhung vien thuoc nay de “quyet dinh” khong de tui no dem ra den dat bac dau. Va cung theo loi ba noi ke la ngay xua o nha que thi “ho” cung da tung lung bat ong Hung cho nen ong biet nhung gi ong phai lam mot khi that tran.Va tat ca ben ngoai cung so hai va chuan bi cho minh mot tu the khi bi “hoi toi” cho nen ong ba noi cung chuan bi san cho gd mot it thuoc bo vao noi chao cho ca nha cung an neu co chuyen do xay ra, cho nen luc do co cung so lam ma khong dam noi voi ai chi nghi la neu hom nao ma nha nau chao ga la khong an vi………., may qua chuyen do da khong xay ra.
Va dam ma cua cac cu co con nho ro lam, khong biet cu nao mat ma ong Hung, ben ba Ban dem xe hoi cung xe cam nhong ve de cho ben ngoai o Hoang Hoa Tham di dam ma, ma ben ngoai o day kha nhieu nen nguyen con duong do ho xam xi ho nha nay dong ng qua……….ngay ca dam ma cua ong Dac la em ba noi cung mot tay ong Hung lo ve xe co de dua dam..
Thoi tat ca deu la di vang, cung la mot chu gi de nho ve ong Hung.
Thanks cô Dung. Rất nhiều chi tiết về quá khứ cô Dung còn nhớ và viết vào trong này thật là quý. Comment dài nhất từ trước đến giờ! 😀
ddu’ng va^y., co^ Dung co’ the^? va`o vie^’t 1 entry ve^` o^ng ba`, chu’ Ha?i, chu’ Hiep chu’ Quang tho+`i ki` vuo+.t bie^n, hoa(.c tho+`i gian mo+i’ qua my~ ddo’
Di~ nhie^n la` co^ Dung ke^? o+? ngoa`i ra^’t nhie^`u ro^`i, nhu+ng co’ nguoi nho+’ dduoc co’ nguoi kho^ng. Co`n vie^’t le^n dda^y thi` co’ tho+`i gian suy nghi~ ho+n dde^? vie^’t dda^`y ddu? ho+n, va` ai cu~ng co’ the^? ddo.c dduo+.c ba^’t cu+’ lu’c na`o
Co`n pha^`n dde^? da^u’ thi` ne^u’ dduo+.c chau’ se~ the^m da^u’ va`o cho co^ Dung sau cho moi. nguo+`i de^~ ddo.c