Một ngày Chủ Nhật nữa trôi qua. Không rõ từ khi nào, mình đếm mỗi một tuần trôi qua, thầm cám ơn Ơn Trên ban sự bình an cho những người thân của mình. Đã bao lần những sự việc xảy ra chung quanh như nhắc nhở mình thêm một lần nữa, dù cho mình cứ cố tình quên mãi, rằng cuộc sống thật phù du. Hôm nay còn ngồi đàn hát đó, mà ngay mai thì mắt nhắm nghiền, không nói năng, bất động như pho tượng, tất cả phụt tắt và trở thành quá khứ. Không biết có phải là tiêu cực không mà trong sự hoài nghi vốn có từ khi mình biết tư duy, mình tự hỏi phải chăng những kỷ niệm, ký ức kia chỉ là một giấc mơ và nó chưa từng bao giờ xảy ra?
Hôm nay mình ôn lại một chút về hoàn cảnh lịch sử các cụ trực hệ của mình, để làm giãn cái không khí xung quanh mình đang hít thở mà lại được cảm giác không quá xa cách những người đã nằm xuống. Mình thích đọc sử, không phải chỉ để được đi du lịch ngược thời gian và làm giàu kiến thức cá nhân, mà còn để hiểu biết thêm về chính dòng họ mình, mà thật ra cũng là hiểu về chính mình!
Tiểu sử các cụ thì trong phả ký cụ Nguyễn Sơn Đông, tức ông nội mình, đã có tóm tắt. Ông nội thường nói tiểu sử các cụ chỉ là truyền miệng vì gia phả họ rất đơn sơ, ngay cả năm sinh và năm mất của các cụ tằng tổ ông nội cũng chỉ đoán phỏng chứ không chính xác…
Một phần chính vì điều đó mà mình muốn ghi ra đây sơ lược sử đất nước đẻ phần nào hình dung hoàn cảnh các cụ sống ngày xưa. Hy vọng mình có thể cảm nhận được các cụ bằng xác thịt chứ không phải chỉ là những con số, tên tuổi đóng bụi trên giấy…
Cụ Quốc Trinh, con cụ Công Khuyến sinh vào thời vua Gia Long (1802), và mất vào thời vua Tự Đức (1852). Cụ may mắn hơn cụ thân sinh là sinh ra trong thời đất nước đã thống nhất, không có nội chiến toàn diện trên cả nước ngòai những cuộc nổi lọan, khởi nghĩa cục bộ đây đó ở trong Nam (Lê Văn Khôi) và ngòai Bắc (Phan Bá Vành).
Cụ Công Khuyến và cụ Quốc Trinh sống vào giai đoạn trung tâm chính trị đất nước đang dịch chuyển vào Nam. Thăng Long tuy vẫn là cái nôi văn hiến của đất nước nhưng ngôi vị trung tâm chính trị đã phải nhường cho Huế từ ngày Gia Long lên ngôi ở Phú Xuân năm 1802 và có thể còn trước đó nữa nếu tính thời gian nhà Tây Sơn tại vị hơn 10 năm trước đó.
Có thể đoán định rằng thời đó tuyệt đại đa số người dân cả đời chỉ quanh quẩn trong tổng làng của mình. Huế có thể là kinh đô, Gia Định có thể là miền đất hứa với ruộng vườn, sông ngòi, sản vật trù phú nhưng các cụ Công Khuyến và Quốc chỉ có thể nghe qua chứ chưa thấy. Ngoại trừ là bậc túc Nho được bổ đi làm quan ở xa, hoặc lính bị bắt đi đánh ở phương xa, còn lại là tù binh, người nghèo và một số ít người có tinh thần mạo hiểm tìm đời sống mới vào Nam lập nghiệp.
Cụ Hữu Lợi, con cụ Quốc Trinh, sinh vào đời vua Minh Mạng (1831) và mất vào đời vua Thành Thái (1891). Như vậy cụ chứng kiến toàn bộ quá trình đất nước trở thành thuộc địa của Pháp. Không biết trong đời cụ có thấy người Tây nào chưa? Trật tự, giá trị xã hội ít nhiều đảo lộn. Chữ Tây, Quốc Ngữ lên ngôi, chữ Hán, nhà Nho bị hạ thấp. Các phong trào Văn Thân, Cần Vương nổi lên và sự đàn áp của Pháp. Rồi đến những xung đột lương giáo do những hoàn cảnh khách quan (người Công Giáo theo đạo Tây, giao thông cách trở không tạo sự thuận tiện dễ dàng cho sự hiểu biết, thông cảm được giao lưu) và nhiều lý do chủ quan (đầu óc thủ cựu, địa phương, nghi kỵ lẫn nhau) dẫn đến cảnh đất nước mất đi cơ hội đạt được sự đồng thuận để canh tân như Minh Trị Thiên Hoàng bên Nhật.
Đến cụ Nguyễn Văn Mịch, con cụ Hữu Lợi, và là ông nội cụ Quỳnh, thì hơn quá nửa đời cụ sống dưới thời Pháp thuộc. Năm 1884, khi tòan bộ Việt Nam hoàn tòan nằm trong sự kiểm sóat của Pháp, với chế độ thuộc địa trong Nam và bảo hộ ở Trung và Bắc thì cụ Mịch chỉ mới 19 tuổi. Xã hội thời cụ Mịch đang đứng trước những thay đổi tận gốc rễ khi chuyển mình từ một đất nước tiểu nông, phong kiến, cô lập (trước khi Pháp vào Việt Nam chỉ có bang giao với vài nước lân bang) sang một đất nước đại điền (ở trong Nam), công nghiệp hóa dù chỉ là nửa vời với những nhà máy, đường xá, cảng xưởng người Pháp xây dựng, thành thì hóa, xã hội ít nhiều Tây hóa, kinh tế đất nước bắt đầu hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu (kinh tế tòan cầu đã có trước đây hơn trăm năm chứ không phải chỉ mới có bây giờ).
Mình xin tạm ngừng tại đây . Có thể lần khác mình sẽ nói đến các đời cụ Khánh, cụ Quỳnh (bố của ông nội mình).
Đối với mình, lịch sử không phải chỉ là tấm gương phản chiếu quá khứ mà nó còn gìn giữ tất cả những gì thuộc về mình nữa. Nó bảo tồn quá khứ của mình, của cộng đồng mình đang sống trong đó. Có người bảo thời gian là chiều thứ tư trong không gian bốn chiều mình đang sống. Thế thì quá khứ là khái niệm cấu tạo nên chiều thứ tư đó vậy!
Trong các bài blog trước, mình xin ghi nhận đóng góp phê bình của TraiLang, bà chị Thục, và bà xã Thu Cúc của mình. Đọc lời bình, mình được biết suy nghĩ của mình được người khác lắng nghe và càng vui hơn khi nó được tiếp nhận và chia sẻ.
Nhung bai viet gan day cua anh it nhieu lien quan den bo’, nhung moi ngay mot nhan ro mot dieu,.. bo se khong co`n co duoc ngay ngoi vao may vi ti’nh de doc tin tuc, blog cua gia di`nh, do`ng ho.
Ngay xua, khong biet cac cu to tong di lai tham nhau, giu quan he dong ho nhu the nao so voi bay gio`? Co le~, khi do phuong tien giao thong va di lai rat han che’, cuoc song co cu.m, nen anh em, xom gieng luon song can ke nhau den khi nham ma’t xuoi tay. Thoi do’, trong loi song cong do`ng, chac ca’i to^i cua con nguoi trong thoi duong dai da~ chua duoc ben re~ va lam phat nhu bay gio?
chị vẫn chưa cảm nhận hết là bố đang rời xa mình, cứ như chuyện đó va^~n chưa xảy ra vậy
Mặc dù mỗi lần nói chuyện gần đây bố có vẻ đang trở về thời kì ấu thơ, như trẻ con…mừng rỡ khi ăn được 1 bát soup (cho dù chỉ là ăn nước)
Rất rất hy vọng mặc dù khó có thể xảy ra, nhưng chị vẫn luôn hy vọng bố sẽ về nhà lại mở computer ra vào trang nhà, xem blog, mặc dù không ghi được câu comment nào ….