Vài hình ảnh chụp hoa Anh Đào ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Lần đầu tiên mình được xem hoa Anh Đào bằng mắt thực vẫn rất thích, mặc dù cả buổi sáng hôm đó trời không nắng và se se lạnh. Thiếu ánh nắng làm giảm đi phần nào nét quyến rũ, kiều diễm của những nhánh hoa Anh Đào rực rỡ khi ánh nắng xuyên qua kẽ lá và hoa như mình đã từng thấy trong phim Hàn Quốc hay phim Nhật.006 Hoa Anh Đào tại đây được tặng bởi ông Yukio Ozaki – thị trưởng thành phố Tokyo của Nhật (năm 1912) nhằm nâng cao tình hữu nghị giữa hai nước Mỹ-Nhật. Có ai ngờ chỉ vài chục năm sau, Mỹ “tặng” hai quả bom nguyên tử đến người dân Nhật nhằm kết thúc nhanh Thế Chiến thứ 2 tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương…) 🙁

009

(Để bà bầu làm điệu một cái xem nào…)

Sáng hôm đó, lúc 8giờ 30 phút, cả nhà gồm có: mẹ, cậu mợ Hiền cùng con trai là Vinh, cậu Hiệp và con gái út của cậu là Tiên (bé gái mặc quần Jeans, áo khoác đen), con gái út của cậu Hòa là An, anh Ngân và mình đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn sau độ 45 phút chạy xe. Ở đó có rất đông người đến từ sớm, và trên đường có 3 làn xe chạy là những đoàn xe rất dài chạy nối đuôi nhau vào khu trung tâm để xem hoa. Cậu Hiệp hy sinh làm tài xế đưa cả nhà đến địa điểm lý tưởng để “thưởng lãm” hoa (từ này lâu lắm rồi mới được nghe lại từ mẹ hôm đó), rồi cậu chạy đi đâu đó đậu xe và chờ khi mọi người xem xong muốn về thì goi phone cho cậu để cậu chạy đến điểm hẹn mà đón về; còn cậu Hiền thì tháp tùng theo đoàn với cái máy ảnh rất ư là “pro.” trên tay làm phó nhòm cho mọi người, nhờ cậu Hiền thích chụp hình cho mọi người mà ai ai cũng không ngại khi muốn dừng chân lại chụp cảnh nào đó, không những vậy mà mình còn “phàn nàn” là mỏi miệng quá vì mãi cười khi đứng cho cậu chụp, mỗi một cảnh, cậu chụp nhiều pô lắm, mà mình thì thích được đẹp, nên cơ miệng cứ vậy mà giãn hết cả ra 😀 Nhờ có hai cậu mà góp phần cho bữa đi xem hoa hôm đó thêm xôm tụ và dễ dàng. Nếu chỉ có phó nhòm không thôi mà không có người mẫu chịu đứng chụp thì cũng không làm nên chuyện 😀  Một trong những người mẫu được phát hiện tương đối trễ đó là mẹ! Hôm đó, tuy cả nhà đi bộ hơi xa (ước khoảng 3 cây số hơn) mà mẹ vẫn không thấy mệt nhiều và cười rất tươi, chủ động tạo dáng và đứng chụp nhiều hình hơn thông thường. Mình nói có sách, mắch có chứng đàng hoàng…

008(Bác cháu mình cùng làm kiểu nhé. Cháu nhìn hoa đẹp nè…)

012(Để bác chụp với chị Cúc một pô xem nào, cháu tạm đứng một mình, Vinh nhé..)

007Còn đây là hình chụp cả đoàn (chỉ thiếu cậu Hiền vì phải cầm máy chụp hình suốt cho mọi người, cậu Hiệp thì đang ở một bãi đậu xe nào đó chờ đón mọi người về, bên phải bức hình, xa xa là “tháp bút chì”, từ người Việt mình bên này hay dùng, nơi tưởng niệm vị tổng thống đầu tiên cũng là “vị cha già” của người Mỹ, George Washington).

Và đây là tấm hình duy nhất chụp phía trước một căn nhà đối diện nhà cậu Hòa mà mình có được. Hoa Anh Đào ngay trước nhà cậu Hòa chưa nở rộ, còn hoa Tulip thì chưa kịp nở. (Từ trái sang phải: mình, mẹ, mợ Hiền và chị Oanh – người con đỡ đầu của mẹ). Hôm chị Oanh đến chơi và ngủ lại một đêm, không khí thêm vui. Sáng hôm sau, chị Oanh giới thiệu mẹ, mợ Hiền và vợ chồng mình một nhà hàng Việt Nam (với tên gọi là Saigon Café) khá đẹp và sạch sẽ nằm đối diện Trung tâm Eden, khu buôn bán “sầm uất” của người Việt và Tàu ở Arlington, Virginia. Nhà hàng với nhiều món ăn đa dạng từ Bắc chí Nam khá ngon, cách phục vụ vui vẻ và nhanh nhẹn so với đa số những hàng quán, nhà hàng Việt Nam khác ở Mỹ mà mình từng đến. Tiếc là khi đó không có cậu Hiền đi cùng, chứ không mình cũng có vài tấm hình về nhà hàng này để đưa lên cho mọi người cùng xem. Còn nhiều hình lắm, nhưng mình không có ở đây. Tất cả là trong máy ảnh “Pro” của cậu Hiền, hình nào là các “quí bà” ngồi làm kiểu trước những cụm hoa Tulip,… Post lên hết chắc mọi người xem đến phát xỉu đi mất 😀  016

Nhưng mình không thể không đưa lên đây tấm hình chụp khu tưởng niệm ông Thomas Jefferson. Như mọi người biết, ông là một trong những người chính yếu thảo ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ trước mẫu quốc khi đó là Anh Quốc (1776) và là vị Tổng thống thứ 3 của Mỹ (1801-1809), đương thời ông chủ trương tư tưởng chủ nghĩa Cộng Hòa ở Mỹ. Đọc những dòng chữ ghi lại lời ông nói, mình cảm nhận được một phần rất rất nhỏ nào thôi sự vĩ đại và uyên bác của ông về sự tự do trong tư tưởng, bình đẳng và nhân quyền của mỗi con người, nhất là trong bối cảnh lịch sử nhân loại thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng khi đó cách đây hơn hai thế kỷ.014

Leave a Reply